1.TQ 'bực bội vì hành động của VN ở Asean'-2.ASEAN không có thông cáo chung 'do VN(BBC)3.Vở kịch TX Thanh:đòn độc ..(RFA)4.

Trung Quốc ‘bực bội vì hành động của Việt Nam ở Asean’

    Nguồn:BBC-3 giờ trước-8-7-2017

 AFP -Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tại cuộc họp ở Manila ngày 6/8

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị vào phút chót đã hủy một cuộc họp với Phó Thủ tướng, Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh cuối ngày thứ Hai 7/8 tại kỳ họp Bộ trưởng Ngoại giao Asean ở Manila.

Cả Bloomberg và báo South China Morning Post đưa tin này.

Ông Vương Nghị lẽ ra sẽ gặp ông Phạm Bình Minh bên lề cuộc họp ngoại trưởng Asean, nhưng một nhà ngoại giao Trung Quốc nói cuộc gặp không diễn ra, theo báo South China Morning Post.

Biển Đông: Làm rõ tin ‘VN phải dừng khoan’

Bill Hayton: VN đang ‘thân cô, thế cô’

Trung Quốc được cho là phật lòng vì từ ngữ trong bản thông cáo chung của các bộ trưởng ngoại giao ASEAN. Thông cáo này bày tỏ quan ngại về bồi đắp lấn biển trên những hòn đảo có tranh chấp về chủ quyền, Bloomberg trích lời một số nguồn.
Bản quyền hình ảnh Reuters
Image caption Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh ở Manila ngày 6/8

Trung Quốc cho rằng Việt Nam là nước đã vận động đưa từ ngữ này vào bản thông cáo.

Bản thông cáo nói một số ngoại trưởng trong nhóm ASEAN bày tỏ quan ngại về “bồi đắp lấn biển” và “các hoạt động ở khu vực, làm xói mòn lòng tin, làm gia tăng căng thẳng, và có thể đe dọa hòa bình, an ninh và ổn định tại khu vực.”

Theo Bloomberg, một người phát ngôn trong phái đoàn Trung Quốc nói cuộc họp riêng giữa hai ngoại trưởng Việt Nam và Trung Quốc không phải là cơ hội duy nhất cho hai bên thảo luận.

Cả hai ngoại trưởng đều tham gia vào các cuộc gặp đa phương khác tại Manila, trong đó có cuộc họp giữa Trung Quốc và 10 ngoại trưởng ASEAN, vẫn theo Bloomberg.

Xu Liping, nhà nghiên cứu từ Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, nói Bắc Kinh phật lòng vì thái độ của Việt Nam.

“Việc hủy gặp có thể xem là cảnh báo cho Việt Nam,” người này nói.

Tân Hoa Xã của Trung Quốc đăng bài nói nỗ lực của Việt Nam để có ngôn ngữ mạnh mẽ hơn của Asean là “đầu độc” tình hình trên Biển Đông.

………………………………………………….

ASEAN không có thông cáo chung ‘do Việt Nam’

    Nguồn:BBC-5 tháng 8 2017

 Reuters- Phó thủ tướng Phạm Bình Minh (áo xanh) đã nỗ lực vận động các nước ASEAN thay đổi lập trường về Biển Đông và Trung Quốc

Ngoại trưởng các nước ASEAN không đưa ra được thông cáo chung thường lệ cuối ngày làm việc thứ Bảy 5/8 vì không đạt được sự đồng thuận về ngôn từ liên quan các tranh chấp ở Biển Đông, hãng tin Anh Reuters cho hay.

Các nhà ngoại giao từ ba nước ASEAN nói sự chậm trễ là do Việt Nam muốn thông cáo đề cập việc cần tránh các hoạt động ‘bồi đắp lấn biển’ và ‘quân sự hóa’.

Nhiều năm nay, Biển Đông luôn là vấn đề gai góc nhất cho các nước ASEAN. Các nước có quan điểm khác nhau về cách lên tiếng về sự khẳng định chủ quyền, các tòa nhà và quân sự hóa các đảo nhân tạo của Trung Quốc trong các vùng biển có tranh chấp.

Người phát ngôn bộ ngoại giao Phillipines Robespierre Bolivar không nói rõ lý do vì sao thông cáo chung bị chậm trễ. Ông chỉ nói thông cáo sẽ được phát khi các cuộc hội đàm đã kết thúc trong vài ngày tới.

“Thông cáo chung sẽ được đưa ra cùng tất cả các tuyên bố của ngài chủ tịch vào cuối tất cả các cuộc hội đàm,” ông nói.
Ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano và Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi thảo luận nội dung tài liệu dự thảo tại Kỳ họp thường niên các ngoại trưởng ASEAN tại Manila hôm 5/8/2017

Khó khăn của ASEAN trong việc nhất trí ngôn từ cho thấy ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc ở thời điểm các nước trong khu vực chưa rõ liệu Mỹ có ưu tiên quan hệ với ASEAN, và nỗ lực kiểm soát những hoạt động hàng hải gây tranh cãi của Bắc Kinh.

Bản dự thảo thông cáo mà các nước thảo luận hôm thứ Năm 3/8 không có dẫn chiếu đến cả hai điều trên.

Trung Quốc hết sức nhạy cảm về chuyện các nước ASEAN nói tới việc nước này tăng cường khả năng quân sự ở các đảo ngoài Biển Đông. Một số nước thành viên ASEAN lo ngại phải chịu hệ lụy nếu họ làm phật lòng Trung Quốc.

“Chỉ còn Việt Nam là còn chưa đồng ý. Có thể, vào ngày mai, mọi chuyện sẽ được dàn xếp ổn thỏa,” một nhà ngoại giao tham gia vào quá trình viết dự thảo thông cáo cho Reuters biết.

Ông Tập ‘chỉ đạo bồi đắp đảo ở Biển Đông’

Bill Hayton: VN đang ‘thân cô, thế cô’

Trước khi kỳ họp chính thức bắt đầu, Việt Nam đã nỗ lực kêu gọi các quốc gia Đông Nam Á có một lập trường mạnh mẽ hơn về ‘sự bành trướng’ của Trung Quốc ở Biển Đông.

Việt Nam vào tối 4/8 đã cố gắng vận động để bổ sung ngôn ngữ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc trong thông cáo chung của ASEAN, dự kiến sẽ đưa ra sau khi các ngoại trưởng Đông Nam Á kết thúc phiên hội đàm ngày 5/8.

Theo một bản dự thảo của AFP có được, Việt Nam vận động ASEAN thể hiện sự quan ngại sâu sắc về “việc xây dựng” trên biển, ám chỉ các hòn đảo nhân tạo của Trung Quốc trong vùng biển tranh chấp trong những năm gần đây.

Việt Nam cũng muốn ASEAN nhấn mạnh trong tuyên bố rằng Bộ Quy tắc Ứng xử với Trung Quốc sẽ là “ràng buộc pháp lý”.

Nhưng các nhà phân tích an ninh chỉ ra rằng khuôn khổ Bộ quy tắc Ứng xử chỉ đi vào thực hành 15 năm sau cuộc hội đàm và Trung Quốc sẽ sử dụng thời gian đó để củng cố tuyên bố chủ quyền với các hòn đảo nhân tạo.

Cuộc vận động diễn ra khi các bộ trưởng ngoại giao ASEAN có các cuộc hội đàm không chính thức vào khuya đêm thứ Sáu, 4/8.

Nhiều nhà ngoại giao nói rằng Việt Nam chắc chắn sẽ thất bại trong việc sử dụng ngôn ngữ cứng rắn phản đối Trung Quốc. Với việc đăng cai tổ chức diễn đàn, Philippines có tầm ảnh hưởng lớn.

Điều này cho thấy căng thẳng ngoại giao sẽ sôi sục tại thủ đô Philipines, với các nhà ngoại giao hàng đầu từ Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nga và Bắc Hàn và các đối tác châu Á – Thái Bình Dương khác cũng tham gia vào các cuộc hội đàm về an ninh hôm 6/8.
Quan ngại về đe dọa tới an ninh vùng được cho là sẽ làm lu mờ tranh chấp tại Biển Đông

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ vùng biển quan trọng về chiến lược, bao gồm vùng biển sát bờ biển Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.

Trung Quốc trong những năm gần đây đã mở rộng sự hiện diện của mình trên biển bằng cách xây dựng các hòn đảo nhân tạo có khả năng giữ các căn cứ quân sự.

Cùng với Việt Nam, Philippines từng là nhà phê phán mạnh mẽ nhất về sự bành trướng của Bắc Kinh.

Nhưng dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, Manila đã tìm cách làm dịu tranh chấp với Trung Quốc để đổi lấy hàng tỷ đôla đầu tư và viện trợ.
Cơ sở của Trung Quốc trên Đá Chữ Thập, theo ảnh chụp từ vệ tinh hôm 3/2017, cho thấy Bắc Kinh sẽ có khả năng triển khai máy bay chiến đấu và các thiết bị quân sự khác từ đảo nhân tạo này

Trung Quốc trong những năm gần đây cũng đã vận động thành công các quốc gia ASEAN khác, đặc biệt là Campuchia và Lào, để hỗ trợ vận động ngoại giao trong tranh chấp.

ASEAN được tổ chức vào cuối tuần này xác nhận khuôn khổ cho một bộ quy tắc ứng xử cho hành động cụ thể hơn với Trung Quốc.

……………………………………………………………….

VỞ KICH> TRỊNH XUÂN THANH : Đòn Độc CỦA NGUYỄN TẤN DŨNG

Nguồn:RFA-Kami- -2017-08-07

Kế “luyện quân ba năm, dụng binh một giờ” của ông Nguyễn Tấn Dũng thông qua Trần Đại Quang trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh sử dụng thành công là vì như thế. Trong bối cảnh các ông Đinh Thế Huynh cũng như Trần Đại Quang đều ngã bệnh (bị nghi là trúng độc phóng xạ) như ông Nguyễn Bá Thanh sau khi ở Trung Quốc về nay cộng thêm khủng hoảng ngoại giao. Chắc chắn trong thời gian tới, chính trường Việt Nam khó tránh khỏi sẽ có biến động lớn.

Câu chuyện Trịnh Xuân Thanh không hề về tự thú tại Việt Nam dễ dàng được khẳng định khi câu hỏi ông ta – Trịnh Xuân Thanh đã rời khỏi CHLB Đức bằng con đường nào? Điều mà phía Đức có thể kiểm chứng dễ dàng trong danh sách người xuất cảnh của họ. Đây cũng là bằng chứng nhằm bác bỏ lập luận rằng ông Trịnh Xuân Thanh tự nguyện về nước đầu thú.

Nhất là khi truyền thông CHLB Đức đã khẳng định rằng, ông Trịnh Xuân Thanh sang Đức bằng hộ chiếu ngoại giao, vì khi đó ông ta từng là đại biểu Quốc hội. Hai vợ chồng ông Thanh đã xin giấy phép lưu trú tại Đức, nhưng chỉ có vợ ông được đồng ý, còn Trịnh Xuân Thanh thì bị từ chối, vì ông đang bị Hà Nội truy tìm. Mãi đến tháng 6/2017, tức một tháng trước G20, ông Thanh mới chính thức làm đơn xin tị nạn.

Ngày 2/8/ trả lời báo chí, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Martin Schärfer xác nhận sự việc: “Chúng tôi chắc chắn rằng trong những ngày qua, các cơ quan của Nhà nước Việt Nam đã có những hành động diễn tả theo luật hình sự là cướp người, bắt cóc”. Đồng thời ông Schärfer cho biết thêm, Thứ trưởng ngoại giao Markus Ederer đã triệu đại sứ Việt Nam ở Berlin đến Bộ Ngoại giao để phản đối và chính thức lên án “vụ bắt cóc công dân Việt Nam Trịnh Xuân Thanh trên lãnh thổ Đức là một vi phạm luật pháp Đức và công pháp quốc tế trắng trợn và chưa từng có”.

Trước tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức, nhát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam, Lê Thị Thu Hằng, sáng ngày 03/08, đáp lại: “Liên quan tới phát biểu của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức ngày 2/8 về vụ việc Trịnh Xuân Thanh, tôi lấy làm tiếc về phát biểu này…”. Nên hiểu Bộ Ngoại giao Việt Nam dùng chữ “làm tiếc” ở đây có nghĩa rằng chúng tôi hối hận, nêu không muốn nói rằng chúng tôi tiếc rằng đã lỡ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh để xoa dịu.

Lập tức mức độ khủng hoảng ngoại giao giữa Việt Nam và CHLB Đức đã được nâng lên một cấp độ mới ở mức cao hơn và trầm trọng hơn. Sau nhiều ngày giữ im lặng, ngày 4/8, Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel phát biểu trong cuộc họp báo tại Wolfsburg rằng ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc là có sự hổ trợ của viện chức tình báo Việt Nam và Đại sứ quán Việt Nam ở Đức là việc không thể bác bỏ. Đồng thời Ngoại trưởng Sigmar Gabriel khẳng định rằng: “Việc bắt cóc ngay trong quốc gia chúng tôi bằng phương pháp mà có thể nhìn thấy trong các bộ phim đen tối về Chiến tranh Lạnh. đây  là điều mà chúng tôi không thể chấp nhận được và sẽ không tha thứ.”.

Theo nhà báo Nguyễn Huy Vũ trong bài viết “Tại sao Đức phản đối vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh?” cho rằng, lý do mà phía Đức phản đối một cách mạnh mẽ và dứt khoát. là vì: “Thứ nhất nó phá vỡ đi uy tín an ninh của nước Đức. Nước Đức chỉ trong một chốc lát đã trở nên là một nước thiếu an ninh. Một uy tín như vậy có thể sẽ rất lâu để nước Đức có thể gầy dựng lại và nó sẽ đi vào lịch sử của nước Đức, đó là một nhóm người nước ngoài có tổ chức vào Đức bắt cóc cư dân của mình và đưa khỏi Đức mà cơ quan an ninh Đức không biết.
Thứ hai, việc bắt cóc nó cho thấy ở một khía cạnh nào đó, luật rừng và hành động mafia đang diễn ra ở Đức, vô hiệu hóa hệ thống pháp luật của Đức. Các tổ chức tình báo và chi nhánh đang hoạt động một cách không có kiểm soát trên lãnh thổ Đức. Cả hai điều này tạo ra những ảnh hưởng lan tỏa nghiêm trọng khác cả về mặt an ninh, uy tín, và kinh tế cho nước Đức.”

Nói tóm lại đây là một lỗi ngoại giao vô cùng trầm trọng của nhà nước Việt Nam đã gây ra đối với CHLB Đức một đối tác chiến lược, điều này sẽ gây ra các hệ lụy vô cùng lớn  thậm chí là những đổ vỡ lớn khó có thể lường hết. Điều này không chỉ bởi CHLB Đức là một cường quốc, là trụ cột đầu tàu của Liên minh châu Âu và cũng là quốc gia có tầm ảnh hưởng lớn trên trường quốc tế. Hay việc Đức cũng là quốc gia có kim ngạch thương mại 2 chiều giữa 2 nước đạt gần 10 tỷ USD trên tổng số 25 tỷ USD tổng số giá trị xuất siêu hàng năm của Việt Nam vào thị trường EU. Đây là một thị trường cực kỳ quan trọng đối với kinh tế Việt Nam sau sự đổ vỡ của Hiệp định thương mại TPP vào đầu năm 2017. Và vào lúc Hiệp định thương mại tự do châu Âu – Việt Nam (EVFTA) đã được ký chính thức 12/2015 và đang chờ quốc hội của 27 nước trong khối Liên minh châu Âu thông qua.

Nhất là khi mà tin tức việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, không chỉ giới hạn trong giới truyền thông Đức như: thông tấn xã Đức (DPA) hay các tờ báo lớn như Süddeutsche Zeitung, Frankfurter Allgemeine… Mà cả giới truyền thông quốc tế nổi tiếng khác như The New York Times, The Wall Street Journal đã đăng tin tức về việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh và phản ứng của nước Đức. Chưa hết, nghe đâu các nhà phân tích tài chính Wall Street cũng đang bắt phân tích sự việc này để dự báo nền kinh tế Việt Nam trong thời gian sắp tới.

Những hâu quả của việc làm đầy manh động đã được phía Việt Nam đã được tính toán rất kỹ ở mọi cấp độ, đồng thời họ cũng nhận thức được rằng bắt cóc một người trên lãnh thổ CHLB Đức là điều tối kỵ, vì là một hành động vi phạm đến chủ quyền an ninh Đức và nó sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm  trọng. Theo Giáo sư Carl Thayer, nhà nghiên cứu và phân tích chính trị Việt Nam và bang giao quốc tế, nói với BBC rằng, “Việc Việt Nam gần đây xét xử các nhân vật bất đồng chính kiến với án rất nặng cũng như liên tiếp bắt giữ các nhân vật tranh đấu, cũng chỉ nhằm thử phản ứng của phương Tây như thế nào, xem liệu họ có thể chạy thoát con mắt quốc tế với các vụ việc như vậy hay không.”. Đó là bằng chứng cho thấy nhà nước Việt Nam đã tính toán rất kỹ.

Tại sao phía Việt Nam biết trước như vậy mà sự việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh giữa trung tâm thủ đô Berlin ngày 23/7 vẫn cứ xảy ra và phải chăng họ đã bất chấp mọi hậu quả?

Trước hết, theo truyền thông Đức cho biết ông Trịnh Xuân Thanh đã bị  cóc lúc 10h sáng ngày 23/7 tại trung tâm Berlin và ngày 24/7 luật sư riêng của ông Trịnh Xuân Thanh đã tới trình báo với cảnh sát là ông Trịnh Xuân Thanh bị mất tích. Tới hai hôm sau, tức ngày 26/7, thì cảnh sát thông báo cho bà rằng „hầu như không còn nghi ngờ gì về việc mật vụ Việt Nam đã bắt cóc một người Việt giữa Berlin”.Với việc tình báo Đức là cơ quan tình báo hàng đầu thế giới và ở Đức có lặp đặt số lượng camera an ninh CTV ở những nơi công cộng rất nhiều. Hơn nữa cách làm việc của người Đức luôn là chắc chắn, thận trọng và hiệu quả. Nói vậy để thấy trước khi chính thức lên tiếng về vụ việc Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc, phía Đức đã có thừa bằng chứng để buộc tội và tiến hành ra lệnh trục xuất tùy viên quân sự Việt Nam tại CHLB Đức.

Hình ảnh ông Trịnh Xuân Thanh trên truyền hình Việt Nam ngày 4/8/2017. AFP

Tuy vậy chỉ đến khi phía Bộ Công An Việt Nam công bố thông tin Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú thì phía Đức mới có phản ứng cụ thể, với lý do theo họ là để tránh xảy ra chuyện Trịnh Xuân Thanh có thể bị thủ tiêu để phi tang sau khi lấy xong lời khai. Và bây giờ là tới lúc phía CHLB Đức sẽ lần lượt công bố các bằng chứng cụ thể làm cơ sở cho các quyết định trừng phạt những “điều mà chúng tôi không thể chấp nhận được và sẽ không tha thứ.”, như tuyên bố của Ngoại trưởng Đức Sigmar Gabriel phát biểu trong cuộc họp báo tại Wolfsburg ngày 4/8.

Vấn đề mấu chốt sẽ là, tại sao Bộ Công An Việt Nam lại (cố tình) công bố thông tin ông Trịnh Xuân Thanh tới đầu thú tại trực ban Hình sự Bộ Công An? Phải chăng có một thế lực chính trị nào đó trong nội bộ ban lãnh đạo đảng CSVN chỉ thị cho Bộ Công làm việc đó với một chủ đích thổi bùng sự việc bắt cóc ông Trịnh Xuân Thanh từ Berlin về Hà Nội trầm trọng hơn, thay vì không ỉm đi hoặc khai thác Trịnh Xuân Thanh xong kể cả việc có thể thủ tiêu?

Trong bối cảnh, sau khi chính thức bắt lại được nghi can Trịnh Xuân Thanh và tưởng rằng đang trên đà thắng thế, sáng 31/7/2017 Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã họp Ban chỉ đạo TW về phòng chống tham nhũng, tại cuộc họp này ông Trọng đã lớn tiếng phán rằng, “Củi khô, củi vừa vừa cháy trước, rồi cả lò nóng lên, tất cả các cơ quan vào cuộc, có ai đứng ngoài đâu. Và không thể đứng ngoài được. Cá nhân nào muốn không làm cũng không thể được, thế mới là thành công.”. Ngay sau đó lệnh bắt đối với đại gia Trầm Bê, một nhân vật thân cận đồng thời là tay hòm chìa khóa của nguyên Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được thi hành ngay tắp lự. Rồi sau Trầm Bê người ta thấy thấp thoáng UV Bộ Chính trị – Trưởng Ban Kinh tế TW Nguyễn Văn Bình sẽ xộ khám.

Khi “hồ hởi’ tuyên bố điều đó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng không thể ngờ được rằng chỉ ít ngày sau đó, điều mà Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng coi là chiến thắng to lớn nhất đối với cá nhân mình lại là một thảm họa quốc gia. Việt Nam bắt đầu bước vào thời kỳ bị phương Tây cô lập và mọi khó khăn vô cùng trầm trọng đang rình rập. Song quan trọng hơn, mọi mưu đồ của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã bị chặn đứng.

Ngoài Biển Đông vụ việc rút khỏi bãi Tư Chính do họa phương Bắc chưa hết, nay lại thêm là họa khủng hoảng ngoại giao với phương Tây. Đây sẽ là hai vấn đề nổi cộm trong Hội nghị TW 6 diễn ra vào cuối tháng 10 và hai nội dung này nó sẽ thay cho mọi vấn đề quan trọng khác mà ông Nguyễn Phú Trọng đang định làm.

Khi nhà báo Huy Đức xùy ra tin Trịnh Xuân Thanh bị bắt về Việt Nam và Bộ trưởng Tô Lâm người đứng đầu Bộ Công An nói ông không biết điều đó, biết đâu là ông Tô Lâm nói thật? Vì tướng tá đầu ngành trong Tổng cục An ninh Bộ Công an cũng như Đại tá Nguyễn Đức Thoa thuộc tổng cục 5 bộ công an toàn là tay chân của ông Trần Đại Quang và các nhân viên tình báo quân đội – Tổng cục 2 không chỉ ở Đức cũng toàn là quân của Bộ Quốc phòng dưới quyền của Đại tướng Ngô Xuân Lịch.

Trong tình cảnh “ghế ít, đít nhiều” việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tìm mọi cách ở lại hết nhiệm kỳ khóa 12 (2021) thì vụ việc bắt cóc Trịnh Xuân Thanh rồi cố tình để gây tai tiếng cho ông Trọng để buộc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng phải ra đi là phương án được các phe phái trong đảng đều ủng hộ. Nhất là khi Đại tướng Ngô Xuân Lịch đang ngấp nghé chiếng ghế Tổng Bí thư thay cho ông Trọng.

Tại sao Trịnh Xuân Thanh bị truy nã đỏ của interpol và thường những kẻ bị truy nã như thế họ phải lặn mất tăm, không để lại bất cứ dấu vết gì để công an có thể truy tìm họ. Tuy nhiên, Trịnh Xuân Thanh hoàn toàn khác người, cho dù bị truy nã với một tội danh có thể đối mặt với bản án tử hình song Trịnh Xuân Thanh vẫn “vô tư” công khai công bố các thông tin của mình thông qua blogger Người Buôn Gió. Điều đó cho thấy việc Thanh đi rồi Thanh về cũng chỉ là một màn kịch khá công phu của một đạo diễn đại tài. (Sẽ viết rõ ở bài sau)

Kế “luyện quân ba năm, dụng binh một giờ” của ông Nguyễn Tấn Dũng thông qua Trần Đại Quang trong vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh sử dụng thành công là vì như thế. Trong bối cảnh các ông Đinh Thế Huynh cũng như Trần Đại Quang đều ngã bệnh (bị nghi là trúng độc phóng xạ) như ông Nguyễn Bá Thanh sau khi ở Trung Quốc về nay cộng thêm khủng hoảng ngoại giao. Chắc chắn trong thời gian tới, chính trường Việt Nam khó tránh khỏi sẽ có biến động lớn.

Ngày 05 tháng 08 năm 2017

* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á châu Tự do

…………………………………………………………………………

Dân, Quân VN Muốn Đi Với Mỹ
Nguồn:vietbao.com- 05/08/2017

    Vi Anh

Dân, Quân VN Muốn Đi Với Mỹ
Tình hình cho thấy không có lúc nào VNCS đi với Mỹ là đúng: hợp thời cơ, thuận nhơn hoà hơn lúc này. Dân và quân VN đều muốn đi với Mỹ để thoát Trung. Thế nước, lòng dân, ý quân VN theo hướng ấy đã thấy rõ sau chuyến công du VN của TT Obama năm 2016 và sau thơ tân TT Trump mời Chủ Tịch Nước và Thủ Tướng CSVN công du Mỹ. TT Phúc xung phong đi Mỹ đầu tiên được tiếp đón đàng hoàng, trên đừơng về ghé Nhựt, đồng minh chí thân của Mỹ còn giúp cho một gói đầu tư 22 tỷ Đô là và tặng cho mấy chiếc tàu tuần duyển tân trang. Riêng TT Trump còn hứa sẽ thăm VN khi dự hội nghị thượng đĩnh APEC ở Đà Nẵng.

Vì, một, dân chúng VN ủng hộ và cần Mỹ giúp VN để giải toả vòng lệ thuộc kinh tế, chánh trị của TC. 78% dân chúng VN có cái nhìn thiện cảm và tích cực về Mỹ, muốn nhà cầm quyền xích lại gần Mỹ để có thể thoát Trung về kinh tế và giải toả áp lực TC xâm lấn biển đảo VN, áp chế chủ quyền và độc lập của quốc gia dân tộc VN. TT Obama đi thăm VN nói đúng tim đen của người dân Việt tiền cứu hận Quân Tàu xâm lăng VN. Trong lịch sử: “Sông núi nước Nam vua Nam ở, Rành rành định phận tại sách trời. Trong hiện tình: «Các nước lớn không được quyền bắt nạt các nước nhỏ». Trên đường phố, trong quán ăn VN, ở Hà nội cũng như Saigon cả trăm ngàn người dân Việt nhiệt liệt hoan hô TT Mỹ Obama. Hoàn toàn trái ngược với cảnh nhiều người dân xuống đường phản đối chuyến công du của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Coi như nhân dân VN đã lùa Tập cận Bình vào hẻm hóc.

Tình hình TC xâm lấn giang sơn gấm vóc VN làm trổi dậy, khởi sắc lại truyền thống bất khuất của dân tộc VN. Anh hùng dân tộc được toàn dân VN, ngàn năm mến mộ là những người chống quân Tàu, giành lại chủ quyền cho dân tộc Việt. Truyền thống đó thấy sống lại trong thời sự TC xâm lấn biển đảo của VN mà Thủ Tướng Nguyễn tấn Dũng là người duy nhứt trong tứ trụ triều đình đỏ ra đứng trước đầu sóng ngọn gió chống lại quân Tàu xâm lấn biển đảo VN, được dân chúng mến mộ. Năm 2014, khi TC đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng đặc quyền kinh tế của VN, TT Dũng là người lãnh đạo đầu tiên lên tiếng phản đối. Ông bay sang Miến điện họp ASEAN, sang Phi gặp TT Aquino vận động liên minh chống TC. Ông tuyên bố không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông đối vơi TC. TT Dũng cũng là người cầm đầu chánh phủ, chủ trương đổi mới kinh tế, đi với Mỹ rất họp lòng dân.

Hai, Quân đội CSVN cũng kín đáo hướng về Mỹ, hợp tác quân sự với Mỹ để cứu nước là nhiệm vụ căn bản của quân đội. Các giới chức thẩm quyền quân đội Mỹ và VN thân thiện và muốn giúp đỡ nhau. Số chiến hạm Mỹ vào viếng thăm, làm công tác dân sư vụ, huần luyện cứu nạn, tuần duyên rất nhiều lần. Chính Chủ Tịch Uỷ Ban Quân vụ Mỹ Thương Viện Mỹ, TNS McCain cũng nhiều lần đến VN. Hà nội vẫn mở Quân Cảng Cam Ranh cho tàu Mỹ vào tu trì. Phó Đô Đốc Colin Kilrain, chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy các chiến dịch đặc biệt của biệt kích Hải Quân Navy Seal, Delta Force của Lục Quân hay các đơn vị Mũ Nồi Xanh (Green Berets) không dấu diếm. Ông có một cuộc tiếp xúc với chỉ huy trưởng lực lượng tinh nhuệ của Việt Nam bên lề một hội nghị ở Tampa, bang Florida, Hai bên đã cùng thảo luận, mong muốn quan hệ giữa các lực lượng tinh nhuệ của quân đội hai bên sớm chặt chẽ hơn. Vấn đề chỉ còn là bao giờ thì chính phủ Hoa Kỳ và Việt Nam quyết định để họ thực hiện mong muốn ấy.

Trung Tướng Lục quân Mỹ Stephen Lanza, chỉ huy Quân đoàn I, Lục quân Mỹ, cho biết lực lượng của VN đã “sẵn sàng, cả về mặt tác chiến và chiến thuật, để luyện tập với bất cứ lực lượng nào có cơ hội huấn luyện chung với quân đội Mỹ”, chỉ còn chờ quyết định của các lãnh đạo cấp cao thôi.

Ba, còn Nhà Nước CSVN thì tỏ ra đi nước đôi, lập trường về Biển Đông gần với Mỹ. Tin BBC 25 tháng 5, 2016 trên đường đi Nhật dự thính hội nghị G7, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói “Việt Nam không tăng cường quân sự nhưng Việt Nam cần phải bảo vệ chủ quyền, trước tiên là bằng các giải pháp hòa bình, ngoại giao và thậm chí là pháp lý.”

Còn Chủ tịch CSVN, Trần đại Quang trả lời hãng tin Kyodo của Nhật cũng như các hãng khác bằng văn bản về vấn đề tranh chấp lãnh thổ, ông Trần Đại Quang nói: “Chúng tôi đề nghị các nước trên thế giới, bao gồm Nhật Bản, tiếp tục có những đóng góp thiết thực và mang tính xây dựng để duy trì hòa bình và ổn định”.

Bốn, Mỹ đang cần môt số nước liên minh với Mỹ để ngăn cản TC bánh trướng, tranh giành thế hải thượng của Mỹ ở Á châu Thái bình dương, muốn khống chế Biển Đông, gây trở ngại tư do hàng hải là quyên lợi cột lỏi của Mỹ. Trong đó, Nhựt ở Đông Bắc và VN ở Đông Nam Thái bình dương, là hai nước có kinh nghiệm già dặn chiến đấu chống quân Tàu, có quân đội hùng mạnh TC không thể coi thường. Thêm vào đó vị trí địa lý chiến lược của VN là một bán đảo nằm trên hành lang của con đường hàng hải huyết mạch của Mỹ qua lại Á châu và Án độ dương.

Nên Mỹ đã từng có nhưng hành động đặc cách, ngoại lệ so với tập tuc ngoại giao và viện trợ quân sự để mở đường cho CSVN sát cánh với Mỹ. Mỹ xả cấm vận, sẽ bán vũ khí sát thương cho VN là chế độ CS. Mỹ chưa làm việc này cho một chế độ CS nào.

Năm, phản ứng của TC. TC lo sợ liên minh Việt-Mỹ, sẽ tách CSVN ra khỏi TC, một đòn mà TT Nixon đã làm khi bắt tay với TC, làm cho đế quốc CS đệ tam bể. TC cố hàn gắn quan hệ với Hà Nội. Chỉ một ngày sau khi TT Obama bày tỏ mong muốn bắt đầu một kỷ nguyên mới của mối quan hệ kinh tế và quân sự chặt chẽ hơn với Việt Nam, thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc mời người đồng nhiệm CSVN họp mật tại một tỉnh biên giới của Trung Quốc. Theo suy đoán của các nhà quan sát, Bắc Kinh đang cố gắng trấn an Việt Nam rằng hai quốc gia cộng sản nên đặt lợi ích chung lên trên việc tranh chấp xem ai sở hữu gì ở Biển Đông.

Sáu và sau cùng, nhà cầm quyền CSVN không có gì phải mặc cảm khi tách rời một đồng mình, đồng chí dã tâm muốn biến nước bạn nhược tiểu thành thuộc địa kiểu mới. Trái lại ly khai loại đồng minh đầy tham vọng, mưu đồ xâm lấn đất đai, thô bạo xen vào chánh trị để đi với một nước lớn khác dù là cưu thù để bảo vệ chủ quyền quốc gia, cương vực lãnh thổ là một chánh quyền khôn ngoan, thương dân yêu nước.

Chính vấn đề TC xâm chiếm Biển Đông, làm cho một số nước Á châu Thái bình dương xich lại gần và liên minh đi với Mỹ. Cũng chính vấn đề Biển Đông này làm cho Đảng CSVN chia rẽ với Nhà Nước thời TT Nguyễn tấn Dũng.Bây giờ nhiều dấu chỉ cho thấy dân chúng và quân đội CSVN đều muốn đi với Mỹ. Trước đây các chế độ CS ở Đông Âu và Liên xô sụp đổ vì dân chúng đứng lên trước rồi quân dội trở về với nhân dân, ra tay bẻ cổ đảng CS chết. Còn bây giờ chế độ CSVN có thêm một thế lực rất lớn là Mỹ. Dân chúng VN hầu hết đã kỳ vọng Mỹ là phao cứu sinh cho VN trước âm mưu TC biến CSVN thành chư hầu về kinh tế, chánh tri, văn hoá, xã hội. Thời VNCH hầu hết các cuộc quân đội đảo chánh, lật đổ, chỉnh lý đều có bàn tay bí mật của tình báo Mỹ và chánh trị gia ngoai giao. Bây giờ Đảng CS không thể đi ngược thế nước, lòng dân, lòng quân là không bắt tay cùng Mỹ để cứu nước, cứu dân khỏi bị quân Tàu thống trị một lần nữa. Đất nước là của chung. Cứu nước là việc chung. Đảng CS không làm thì theo tình hình này, dân và quân VN sẽ làm. Gần 4 triệu người Việt hải ngoại, mà 2 triệu đang ở Mỹ là một quốc tế vận lớn cho một thay đổi cho nước VN mới, tư do, dân chủ./.( VA)

……………………………………………………………………..

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics