1.Trần Quảng Nam và,"Mười năm tình cũ"(DTL)2.Lê Trạch Lựu vừa từ trần &More-3.Nồi canh riêu cá(Nguyên Nhung)

Trần Quảng Nam và, ‘Mười năm tình cũ’
Nguồn:nguoiviet.com-Friday, February 27, 2015

Du Tử Lê

1.

nhac si TQ Nam.jpg1

Nhạc sĩ Trần Quảng Nam. (Hình: dactrung.net)

“…Phần trình diễn ngay sau đây, tôi nghĩ sẽ là trích đoạn vở Nhạc kịch ‘Kim Vân Kiều Truyện’ đi ra từ những vần thơ trác tuyệt của Nguyễn Du, hòa hợp với dòng nhạc lộng lẫy của Trần Quảng Nam. Theo tôi, vở nhạc kịch: ‘Kim Vân Kiều Truyện’ của họ Trần, mới thực sự là một công trình nghệ thuật lớn của ông. Một tác phẩm để đời của nhạc sĩ Trần Quảng Nam.
“Tuy nhiên, hẳn quý vị cũng đồng ý với chúng tôi rằng, bất cứ một công trình nghệ thuật lớn lao nào, cũng cần đến sự chung tay, góp sức của nhiều người, để tuyệt phẩm đó có thể đi tới những khoảng không gian bát ngát…

“Tôi muốn nói tới những nhà bảo trợ. Tôi muốn nói, ngoài nhà bảo trợ Mỹ An đến từ Úc châu và nhiều người khác, đã bảo trợ cho chương trình nhạc Trần Quảng Nam hôm nay, tương lai sẽ còn có thêm nhiều nhà bảo trợ khác nữa, giúp cho vở nhạc kịch ‘Kim Vân Kiều Truyện’ của Trần Quảng Nam có cơ hội bay lên tới những đỉnh cao vô tận. Như một niềm hãnh diện Việt về phương diện văn học và nghệ thuật ở hải ngoại này vậy…”

2.

Những ghi nhận ngắn ở phần 1 của bài viết này là nguyên văn phát biểu của tôi trong live show “30 Năm Tình Cũ” của Trần Quảng Nam, ở San Jose, tháng 10, 2013.

Vì không có thói quen nói dài, nên hôm đó, tôi tập chú ghi nhận của tôi vào công trình hay tham vọng đưa toàn bộ vở nhạc kịch “Kim Vân Kiều Truyện” của họ Trần, soạn từ tác phẩm bất hủ “Kim Vân Kiều” của Nguyễn Du, lên sân khấu…

Nhưng, viết về Trần Quảng Nam mà không nói tới ca khúc “Mười năm tình cũ” trong live show “30 Năm Tình Cũ” của họ Trần, tôi cho là một khiếm khuyết – – Mặc dù theo tôi, ca khúc “Mười Năm Tình Cũ” không phải là sáng tác tiêu biểu cho sự nghiệp âm nhạc của Trần Quảng Nam, với trên dưới 200 ca khúc, tính tới hôm nay.

Trả lời một cuộc phỏng vấn của hệ thống truyền hình SBTN cách đây chưa lâu lắm, họ Trần cho biết:

“…Khoảng năm 1983, bằng hữu văn nghệ có đề nghị tôi viết một ca khúc dễ nghe, ăn khách. Một hôm dọn dẹp nhà, tình cờ dở cuốn album thấy hình cô bạn gái cũ, xúc động và nghĩ ra câu nhạc và lời đầu tiên ‘Mười năm không gặp tưởng tình đã cũ,’ và những nốt nhạc kế tiếp tuôn trào, tôi hoàn tất bài hát rất mau. Mấy ngày hôm sau, hát cho bạn bè nghe thử và được ngợi khen. Lúc đó tôi có cộng tác với Quán Văn, một quán ca nhạc cuối tuần ở San Jose, đưa cho ca sĩ Ngọc Tú hát và khán giả thích thú. Sau đó tôi thực hiện băng nhạc và mời ca sĩ Lệ Thu hát bản Mười Năm Tình Cũ năm 1985, đầu năm 1986 phát hành…”

Dưới đây là phần ca từ của một ca khúc hiếm hoi, sớm nhận nhiều ưu ái của định mệnh từ bậc thềm thứ nhất của sinh hoạt tân nhạc Việt hải ngoại:

“Mười năm không gặp tưởng tình đã cũ
Mây bay bao năm tưởng mình đã quên
Như mưa bay đi một trời thương nhớ
Em ơi! Bên kia có còn mắt buồn?
Mười năm cách biệt một lần bỡ ngỡ
Quên đi quên đi mộng buồn bấy lâu
Nhưng em yêu ơi! Một vùng ký ức
Vẫn còn trong ta cả một trời yêu

“Cả một trời yêu bao giờ trở lại
Ôi! Ta xa nhau tưởng chừng như đã
Ôi! Ta yêu nhau để lòng cứ ngỡ
Tình bất phân ly tình vẫn như mơ
Đành nhủ lòng thôi giã từ kỷ niệm
Cho qua bao năm mộng buồn quên dấu
Nhưng sao bao năm ngày dài qua mãi
Trong anh hôm nay thấy tình còn đây

“Mười năm cách biệt tình đành quên lãng
Như mây như mưa bay đi muôn phương
Nhưng em yêu ơi! Một dòng thư cũ
Vẫn còn trong ta một đời cuồng điên

“Mười năm cách biệt hình như em đã
Quên câu yêu thương ta trao cho nhau
Em ơi! Bên kia còn chăng nhung nhớ
Như anh hôm nay thấy mưa trở về
Như anh hôm nay thấy lòng tiếc nhớ
Mười năm không gặp
Mười Năm Nhớ Thương!” (1)

3.

Tôi vẫn nghĩ, mỗi tác phẩm như một con người, luôn có cho nó lộ trình sống, chết riêng. Nói cách khác, tự thân, nó có định mệnh của riêng nó. Và, tác giả, dù muốn cũng chẳng thể can dự…!

Với ca khúc “Mười Năm Tình Cũ,” dường như ngay tự “sơ sinh” đã được định mệnh ưu ái, dành cho nó nụ cười hiếm hoi thân ái…

Ở thời điểm, khả năng tỏa rộng tới mức sau đấy, khiến trung tâm băng nhạc nào cũng phải thu âm ít nhất một lần “Mười Năm Tình Cũ” thì, ca khúc này, là một biệt, biệt lệ. Đấy là một hiện tượng bất ngờ trong lãnh vực âm nhạc của tỵ nạn Việt thời mới nhóm lửa.

Tôi nhớ khoảng giữa thập niên 1990s, ca sĩ Thái Xuân, chủ nhân trung tâm băng nhạc Diễm Xưa, mời tôi đi ăn tối, cho biết, chắc chị sẽ phải cho thu âm bài “Mười Năm Tình Cũ” của Trần Quảng Nam. Tôi hỏi lý do?

Chị nói:

“Trung tâm nào cũng thu bài đó ít nhất một lần, trong sản phẩm của họ, nếu muốn trung tâm mình, gặp được nhiều may mắn… Mặc dù Xuân biết bây giờ Diễm Xưa mới thu thì quá muộn, cũng như đã có quá nhiều người hát…”

Tôi thông cảm với niềm tin nhiều cảm tính của người đứng đầu trung tâm băng nhạc này. Nhưng chính sự kiện Thái Xuân phân vân: Nên hay không nên thu âm “Mười Năm Tình Cũ” của Trần Quảng Nam cho tôi thấy rõ hơn sự khẳng định sống / chết của định mệnh nơi sinh phần của mỗi tác phẩm (dù âm nhạc hay văn chương, hội họa…)

Tuy nhiên, ở mặt nào khác, theo tôi thì, nụ cười thân ái, bất ngờ mà định mệnh dành cho ca khúc “Mười Năm Tình Cũ” của họ Trần cũng góp phần thổi bùng ngọn lửa niềm tin nơi những nhạc sĩ khác. Những nhạc sĩ chỉ chính thức khởi nghiệp sau biến cố tháng 4, 1975, ở xứ người. Nó như kẻ dẫn đường cần thiết cho những bước đi hăm hở, kế tiếp của những đường bay ca khúc mới. (2)

Và, tôi tin, có dễ chẳng nhạc sĩ nào không thầm mong, một lần định mệnh bất ngờ gõ cửa sáng tác của họ, như đã xảy đến với “Mười Năm Tình Cũ” của Trần Quảng Nam vậy!?!

Du Tử Lê,

(Garden Grove, tháng 1, 2015)

Chú thích:

(1) Nguồn: Wikipedia-mở.

(2) Về tiểu sử của nhạc sĩ Trần Quảng Nam, trang mạng Wikipedia-mở đã ghi như sau: “…Trần Quảng Nam sinh ngày 15 tháng 2, 1955 (Ất Mùi) tại Tam Kỳ, Quảng Nam. Anh học tiểu học tại Đà Nẵng, trung học tại trường Quốc Gia Nghĩa Tử (Saigon), rồi Đại Học Văn Khoa (Anh Văn) và Tri Hành (điện ảnh) trước khi du học Mỹ đầu 75. Sau đó là đại học Long Beach (California). Trong đời hầu như lúc nào cũng có hai mối tình cùng một lúc, đến lúc cố gắng, quyết định chỉ có một mối tình thôi, thì, lúc ấy mới sóng gió và tan vỡ (…) ‘Mười Năm Không Gặp’ (sáng tác năm 1983 và phát hành 1986) viết về cảm xúc khi nhìn lại hình ảnh một người hiện đang ở Pháp tên là Isabel Hạnh, thêm cảm xúc và hình ảnh của một người khác hiện đang ở Việt Nam. Cả hai người đều đã lớn tuổi và có gia đình. (Trần Quảng Nam) đến với âm nhạc từ lúc nhỏ, 7-10 hay nghe nhạc cổ điển từ máy thâu băng do ông anh đi du học gửi về. Sau học nhạc ở trung học cùng nhạc sĩ Phạm Nghệ và một thời gian ngắn ở Quốc Gia Âm nhạc. Thích sáng tác từ nhỏ nên cứ theo đuổi và tự học hoài… Sáng tác đầu tay của anh là ‘Cồn Cát’ (1969)…”

…………………………………………………………………………..

FW:Nhạc sĩ Lê Trạch Lựu đã vĩnh viễn ra đi tại Paris (Pháp) …

Lại một chuyện tình dang dở…
Xin chuyển
dq
Date: Sun, 1

Giã biệt nhạc sĩ bài hát “Em Tôi” – Lê Trạch Lựu …
T2, 02/16/2015 – 07:32
Nhạc sĩ Lê Trạch Lựu tác giả ca khúc Em Tôi nổi tiếng đã từ giã nhân thế tại Paris vào ngày 6 tháng 2, 2015 hưởng thọ 84 tuổi.

Em toi-Le TL

Theo lời kể của chính tác giả thì vào năm 1946, chàng thanh niên Lê Trạch Lựu quen một cô gái tên Phượng tại Hà Nội. Chàng đã viết khoảng 70 lá thư tình gởi cho nàng nhưng không thấy hồi âm. Một ngày nọ, nàng nhờ người gởi cho chàng một lá thư trả lời rằng nàng đáp lại tình yêu đó, nhưng cho biết là 3 ngày nữa là cả gia đình phải rời Hà Nội để đi tản cư tại Hà Đông vì chiến tranh sắp xảy ra giữa lực lượng kháng chiến chống Pháp và thực dân Pháp.
Lạc mất nhau từ đó và mấy năm sau Lê Trạch Lựu sang Pháp du học, cùng một thời với thi sĩ Nguyên Sa và Hoàng Anh Tuấn, ông học ngành truyền thông. Một buổi chiều tại Paris khoảng năm 1953, nỗi nhớ người yêu thôi thúc và chàng ôm đàn ghi ta viết nên ca khúc Em Tôi.
Bài hát được trình diễn cho bạn bè nghe, sau đó chàng chép ra giấy nhạc và gởi cho nhà xuất bản Tinh Hoa ấn hành. Thời đó ít người viết ca khúc và những lời ca lãng đãng cùng nét nhạc êm ái đã làm cho bài hát Em Tôi được giới thanh niên sinh viên hát và nổi tiếng vào thập niên 50, 60, 70, trở thành một trong những tình khúc đầu tiên của dòng tân nhạc Việt Nam.
Lời ca như sau:
Lời 1: Em tôi ưa đứng nhìn trời xanh xanh, mang theo đôi mắt, buồn vương giấc mơ. Vu vơ đắm đuối theo ngàn áng mây, bao đêm thầm đếm trên trời đầy sao sáng. Buồn vưong man mác theo lời gió reo lời thơ. Trầm tư se sắc tơ lòng đắm theo đàn khóc. Bao nhiêu nuớc mắt chôn sầu đắng cho lời thơ. Giờ này em hát câu chiều mơ.
Lời 2: Em mơ tiếng sáo, dập dìu bên trăng, đêm đêm u tối, về đây thắp sao. Dư âm tiếng hát vương buồn mắt nhung, tôi xin gió biếc ca ngợi màu suối tóc. Đừng quên em nhé môi còn thắm duyên còn xanh. Đèn trăng phô sắc huy hòang sáng hơn màu nắng.Cho anh gót thắm đem về nhớ nhung lời thơ. Đường đời anh muốn em còn mơ.
Điệp khúc: Bao giờ tôi về, cùng đếm này trăng, này sao chia nhé em.Trăng sao dâng ý thơ, mây bay khắp trời, thuyền tình lung linh trong khói sương lam, ngày về xa quá người ơi.
Sáu chục năm sau tức năm 2009, Lê Trạch Lựu tìm được số phone của người tình tên Phượng và gọi nàng. Phía bên kia đầu giây, Phượng tưởng rằng trong mơ , cô òa ra khóc vì từ khi mất liên lạc nhau vào năm 1946, nàng cứ tưởng là chàng đã chết. Và có một người khác theo đuổi nàng suốt 4 năm, nàng chịu nhận làm chồng.
Lê Trạch Lựu hỏi người xưa rằng có còn giữ những lá thư tình mà ông đã viết cho nàng, muốn được đọc lại để xem thời tuổi trẻ mình viết thư tình ra sao thì Phượng cho biết là có bỏ vào trong một cái hộp gồm cả hình ảnh của hai đứa, đi đâu cũng mang theo. Nhưng ông chồng bảo là nên cất giấu khi nào vui thì mở ra xem và ông ta lấy đem bỏ chỗ nào không rõ , mấy năm sau ông ta mất và nàng cũng không biết những lá thư ở đâu. Phượng chỉ nói rằng những lá thư tình của Lê Trạch Lựu rất dài, rất dài… và khóc.
Khi bài hát Em Tôi nổi tiếng ở Việt Nam thì nhạc sĩ Lê Trạch Lựu vẫn ở tận trời Tây, ông có vợ người Pháp gốc Ba Lan. Từ lúc rời Việt Nam ông chưa bao giờ trở lại quê hương cho đến khi qua đời.
Ngoài bản Em Tôi, ông còn viết thêm một số ca khúc như Nhớ, Tìm, Khi Em Yêu, Cành Mai Tóc Ngắn… Ông dự tính thực hiện một cuốn CD gồm những sáng tác của mình nhưng vẫn chưa có dịp. Bản Em Tôi đã được nhiều ca sĩ trình diễn như Mai Hương, Duy Trác, Tuấn Ngọc, Anh Ngọc, Quang Tuấn…
Giã biệt nhạc sĩ Lê Trạch Lựu, tác giả ca khúc Em Tôi. Nghe lại bản này, cả một bầu trời kỷ niệm ca nhạc của mấy thế hệ của lứa tuổi yêu nhau thập niên 50,60,70 trên đất nước Việt Nam thuở tình yêu còn e ấp nên thơ.
Em tôi (Duy Trác)
https://www.youtube.com/watch?v=bB1iUsDDwG4

Trần Chí Phúc / SBTN

====================

Fwd: Le Trach Luu
Kim Vu to:…,me

Feb 10

> “Em tôi ưa đứng nhìn trời xanh xanh
> Mang theo đôi mắt buồn vương giấc mơ …”
>
> Được tin nhạc sĩ Lê Trạch Lựu, tác giả Em Tôi vừa qua đời
> Mời nghe Em Tôi, chắc không ai hát bằng ca sĩ Anh Ngọc:
> http://nhacso.net/nghe-nhac/em-toi.X1pQW0tcaA==.html
> (Nhớ ngày nào, vài năm trước liên lạc qua Facebook khi anh bị mất chân!)
> PAD
> Phạm Anh Dũng
> http://phamanhdung.wordpress.com/
>
> +++++++++++++++++++++++++++++++++
>
> Subject: Fw: message của anh Lê Trạch Lựu (từ Face Book) ngay 31 th 12, 2011
> To: “Pha.m Anh Du~ng” <phamanhdung1@gmail.com>
> Le T L

> Lê Trach Luu

may toi chua co so e mail moi cho nen toi moi xin ong doctor so phone
toi bi cua mot cai cang cho nen nhieu hom lien tiep dau fantome ghe gom nghe noi sau vn nhieu linh my bi cua cang cho nen thuocmoi tim kiem ben do phat trien nhieu lam , nho chu xem co thuoc moi nao “lien ket va thuc hanh” duoc cho co the cua toi, xin tra loi rat cam on. L TR L
> Lê Trạch Lựu viết về “Em Tôi”
>
> 05/1946 – Năm 1946 là năm tôi đi trại hè Sầm Sơn, đi với đoàn Hướng Đạo, cùng nhiều đoàn khác, tập trung tại sân ga Hà nội. Tôi thoáng thấy một cô gái xinh xinh, dáng người phong nhã, có đôi mắt đẹp tuyệt vời. Không hiểu sao tôi thấy tôi như choáng váng, má tôi nóng bừng như lên cơn sốt; lần đầu tiên tôi thấy tôi có cái cảm giác lạ lùng này. Nhà đoàn tôi « đóng trại » to lớn, rộng rãi, đó là những biệt thự nghỉ mát của bọn Pháp thuộc điạ bỏ lại, trước nhà là bãi biển mênh mông, sau nhà có một cái giếng. Trưa nào tôi cũng thấy cô gái ấy, đội nón, dưới nắng trang trang rũ áo, tôi ngồi bên cửa sổ nhìn cô ta. Thỉnh thoảng cô nàng ngửng đầu lên, vành nón che đôi mắt, nhưng tôi biết là cô ta đang nhìn tôi. Thú thật, tim tôi đập thình thình. Chao ơi, yêu đương là như vậy hay sao? Đây là một rung động đầu tiên, nào đâu tôi có biết cảm giác này từ thuở ra đời.
> Về Hà nội tôi tìm nhà cô ta, vì có duyên nên tìm được ngay, cô ta ở gần nhà tôi. Bây giờ ta phải tìm biết tên cô ta nữa! Chiều nào tôi cũng đi qua nhà cô ta, để nhìn vào nhà, tìm lại đôi mắt đẹp. Tôi thấy có nhiều cậu trai cỡ bằng tuổi tôi đi qua đi lại trước cửa nhà, như tôi. Lúc đó tôi cũng thấy hơi hơi lo… sợ mất !
> Nhưng may cho tôi, hồi ấy có một chú bé đi theo tôi hoài, hỏi ra là chú Mỹ, em cô Phượng. Trời ơi là trời, đất ơi là đất! Chúng tôi đi chơi với nhau. Một hôm, tôi viết một lá thư và mạnh dạn tôi hăng hái ra đi, nhưng chiều hôm đó tôi không thấy cô ta ra đứng ngoài cửa hóng mát. Rồi chiều hôm sau, chiều sau nữa. Thế rồi một chiều nào đó, tôi lại thấy cô ta đứng rũ tóc bên thềm.
> Tìm đủ nghị lực, tôi sán gần cô ta, tay đưa lá thư, miệng lắp bắp một câu: « Phượng… Phượng cầm… cầm lấy cho… cho… tôi… tôi… lá thư này… » Rồi xong, tôi cắm đầu đi mất, không dám quay lại, sợ nhìn thấy hoặc cô ta xé lá thư, hoặc quẳng xuống lề đường… tôi sẽ mắc cỡ …
> Để đỡ cho cái nặng nề đó, tôi tìm cách nói khéo với chú Mỹ, chú bằng lòng ngay. Thế là chú thành con chim xanh của tôi. Chiều nào chú cũng để một lá thư lên bàn. Bẩy tháng trời tôi viết đều đều, gần bẩy chục lá thư mà vẫn không thấy trả lời.
> Tôi đau khổ quá không biết cô ta có yêu tôi không, tại sao cô ta không trả lời tôi, dù thuận dù không… Lúc bấy giờ tôi mới biết là tình yêu, thế nào là đợi chờ, là có nhiều đau khổ. Héo hon con người.
> Thế rồi một hôm chú Mỹ tất tưởi chạy đến nhà tôi, đưa cho tôi một lá thư, hôm đó là một tuần trước ngày kháng chiến toàn quốc, tôi bồi hồi cầm lá thư, ở một góc có đề : Xin TRẠCH LỰU đừng giận KIM PHƯỢNG mà xé lá thư này…, tôi mở ra, đọc từng hàng chữ đều đều, tròn tròn, vuông vắn. Phượng nói yêu tôi từ ngay lúc đầu… nhưng muốn thử lòng tôi để xem tôi có phải là người đứng đắn rồi nói rằng ngày mai Phượng đi tản cư… ở Hà Ðông, cách làng tôi mấy làng… Tôi bàng hoàng như tỉnh một giấc mơ lâu dài chờ đợi từ bao nhiêu giờ, bao nhiêu phút. Thế là hai hôm sau, tôi đi bộ từ Hà nội qua làng tôi tới làng tạm trú của gia đình nàng, chúng tôi đi chơi dọc dòng sông Nhuệ cùng chú Mỹ, mẹ của Phượng, bà cụ nhìn chúng tôi âu yếm từ đằng xa … đi chơi cùng nhau hết cả buổi chiều, tôi không dám cầm tay Phượng, tôi ân hận tới bây giờ. Tôi trở về thành, thế rồi chiến tranh, ba năm sau tôi sang Pháp. Không rõ Phượng ở đâu, tôi vẫn nhớ Phượng hoài. Một hôm trong trường cái nhớ nó làm tôi điên đầu… trong giờ Etude cuối lớp có anh chàng TRẦN BÍCH LAN NGUYÊN SA đang đọc Socrate hay sao, bên phải gần cửa sổ HOÀNG ANH TUẤN… không biết hắn làm gì, chắc đang làm thơ, tôi cầm cây đàn bấm bấm… hai ngày sau thành bài EM TÔI… cả nhạc lẫn lời. Chủ nhật ra Paris, đường Volontaires, sau bữa cơm trưa, quây quần với nhau, trong đó có Anh Tuấn, Thi Liên, Thoa em gái Nguyên Sa về sau lấy Trần đình Hòa, Bội Liên đã nhận được bài tôi gửi tới trường, hồi đó cô ta có yêu tôi, nhưng tôi tránh vì cô ta con nhà giầu… , Bội Liên dạo nhac trên mấy phím ngà… Nhạc EM TÔI vang lên khắp cả căn phòng, tôi tê tái nghe nhạc tôi, tôi thấy là lạ, chưa quen… vì mỗi lần tôi đã nghe trong tôi hay nghe cây đàn bên tôi nói với tôi, bây giờ những ngón tay ngà chạy qua phím đàn đến với tôi, tôi như ngỡ ngàng đi vào cơn mê…
> Thế rồi tôi chép lại nhạc và lời trên trang giấy học trò, trên những giòng như đã kẻ nhạc, tôi gửi tới nhà xuất bản TINH HOA…
> Những tháng năm qua…
>
> KHI «EM TÔI» ĐƯỢC NỔI TIẾNG , TÔI KHÔNG ĐƯỢC SỐNG CÙNG VỚI THỜI ĐẠI ĐÓ VÌ TÔI Ở XA , TÔI KHÔNG ĐƯỢC NHÌN NHẬN RÕ RÀNG THẾ NÀO LÀ MỘT BẢN HÁT ĐƯỢC NGƯỜI ĐỜI YÊU CHUỘNG… TRAI HAY GÁI, AI AI CŨNG TƯỞNG LÀ MÌNH CÓ MỘT NGƯỜI YÊU , HAY MÌNH ĐƯỢC YÊU , HAY MÌNH TƯỞNG TƯỢNG CHÍNH MÌNH LÀ CÔ GÁI ẤY , CÒN CẬU TRAI ĐƯỢC YÊU CÔ GÁI DỊU DÀNG, THƠ NGÂY, ÂU YẾM , MƠ MÀNG CHO NÊN AI AI CŨNG HÁT… CŨNG TƯỞNG LÀ MÌNH… CŨNG CẦM LẤY CÂY ĐÀN…
>
> Rồi một hôm tôi tìm ra điạ chỉ của Phượng tôi viết về cho chú Mỹ, Mỹ trả lời tôi:
> « Em nhận được thư anh, thế là anh vẫn mạnh, chị Phượng đợi anh trong một năm dài, thấy anh không về, tưởng anh chết, rồi ba năm sau chị Phượng để tang anh. Nhiều người đến hỏi chị, chị chỉ lắc đầu. Chị vẫn đợi anh, nhưng hôm qua chị Phượng đi lấy chồng, chị đã 26 tuổi rồi, ngày ngày thầy me thúc dục. »
> Thế là tôi cắt đứt, để Phượng đi lấy chồng cho êm thấm, có bổn phận với chồng với con. Tôi không muốn ám ảnh Phượng nữa để cho nàng yên phận.
> Sáu chục năm rồi vẫn nhớ em,
> Nhớ ai rũ tóc đứng bên thềm,
> Nhớ người giặt áo bên bờ giếng,
> Nhớ nhiều, nhớ mãi, mãi không quên…
>
> Sáu chục năm sau, tôi được biết tin một người bạn cùng trường năm xưa, anh Nguyễn Thiệu Giang viết cùng một tờ báo với tôi hồi đó cùng Thanh Nam, tôi có nhờ anh ta đến căn nhà cũ, anh nói Phượng không còn ở đấy nữa. Nhưng có cho tôi số phone, tôi gọi Phượng, đầu giây Phượng trả lời, tôi nói là tôi, cô ta nhắc đi, nhắc lại ba lần, anh LÊ TRẠCH LỰU hả, anh LÊ TRẠCH LỰU hả, như không tin là có thật, khi tôi bảo là tôi thì cô ta òa ra khóc.
> Nói chuyện cùng nhau hơn nửa tiếng, sau những lúc ân cần hỏi han. Phượng có nói, anh ấy có theo đuổi Phượng trong bốn năm trời, Phượng bảo Phượng có người, anh ta cứ đeo đẳng, Phượng có nói với anh ấy chuyện Phượng và anh. Anh ta chịu là trong lòng Phượng có một người. Tôi xin thành thật cảm ơn Phượng, tình yêu Phượng cho tôi. những năm đợi chờ, đau khổ. Một lúc sau tôi hỏi Phượng: «Thế Phượng còn giữ mấy lá thư ấy không? » Tôi muốn tìm hiểu văn thời 16 tôi viết ra sao chắc là văn lủng củng lắm. Phượng trả lời tôi:
> « Em để vào trong một cái hộp, nó đi theo em tất cả mọi nơi, trong đó có cả tập ảnh chụp hồi đó, nhưng chồng em thấy lúc nào em cũng buồn, nói với em nên giấu nó đi một chỗ, khi nào vui thì hãy mở ra. Thế là ông ta bỏ vào đâu không rõ, mấy năm sau ông ta mất, tìm kiếm khắp nhà không ra. Em chỉ nhớ anh viết dài lắm… viết dài lắm… Hôm nọ em muốn tìm cái hình anh hồi đó, mà không thấy đâu. Tủi thân, em lại ngồi khóc, may rằng con, cháu em bữa đó tụi nó không có nhà…
>
> Thu Tao Ngộ
> Tháng mười năm 2009
> LÊ TRẠCH LỰU

………………………………………………………………………………………

Fwd: [tvchichoe] Fwd: “Nồi Canh Riêu Cá”

Nguyên Nhung
Kim Vu to:….,me

>> Nồi Canh Riêu Cá” Truyện Nguyên Nhung
>>
>> Cứ ra Tết độ mùng bảy là cụ Chánh lại làm một nồi canh riêu cá. Lúc ấy trời đã sang xuân, nắng dịu, gió thổi hiu hiu, những món rau tươi cũng rất sẵn sàng cho nồi canh riêu cá được đậm đà, mát mẻ. Mọi người sau những ngày Tết ăn nhiều thứ nóng nảy, nặng bụng, đều cảm thấy khoan khoái, dễ chịu với nồi canh riêu cá, một món ăn dân giả, ngon miệng trên những mâm cơm của gia đình miền Bắc.
>>
>> Bà Chánh người Bắc Ninh, nơi xuất xứ những bài dân ca quan họ nổi tiếng. Thuở còn trẻ, bà cũng có đi hát đối, không phải vì ăn chơi, lãng mạn gì nhưng đấy là nền văn hoá đặc trưng của dân tộc. Bà Chánh vào Nam thấy đám trẻ mỗi lần hát bài Dân ca Quan Họ, bà lại nhớ đến khúc “Người ơi, người ở đừng về” , cũng vì mấy câu “Hai bên vạt áo ướt đầm như mưa” mà ông Chánh độ ấy còn trẻ, gốc người Thái Bình, đã phải về quê nói với cha mẹ đến xin cô gái Bắc Ninh về làm vợ.
>>
>> Năm năm mươi tư, dạo ấy bà Chánh còn trẻ, mới độ bốn mươi thì ông chết, bà một mình dẫn ba người con về quê chồng, tỉnh Thái Bình, vùng đồng chiêm. Sau khi ông Chánh qua đời, bà Chánh nửa muốn đem con về quê mình, nhưng rồi thời cuộc đưa đẩy, từ đấy cứ theo người làng nước chạy ra Hải Phòng xuống tàu đi Nam. Bởi vậy khi ra đi, bà cũng mất liên lạc luôn với gia đình ở quê nhà, lúc cùng lũ con ngồi trên chiếc tàu há mồm lênh đênh từ biển Bắc xuôi về Nam, nước mắt bà cứ tuôn như mưa. Nhờ ơn trời cả nhà đi được hết, không thiếu một mống. Năm ấy anh con trai cả mới mười tám, đứa con út lên bảy. Cũng vì bà muộn con, lấy chồng mấy năm cầu khẩn mãi trời mới làm phúc cho được mống con trai, rồi thêm luôn hai cô con gái.
>>
>> Tưởng hôm ấy ra đi bà Chánh bặt tin luôn người thân ở quê nhà, nhưng lần hồi khi vào Nam họ cũng gặp lại nhau. Hóa ra lúc thời thế hỗn độn, người nào người nấy cứ im ỉm từ giã làng quê mà đi. Lắm nhà kẻ ở người đi, chỉ có một dải đất mà biền biệt ngóng chờ nhau đến hai mươi năm chưa gặp lại. Hai mươi năm ly loạn, bom đạn giăng giăng trên quê hương làm đau lòng người dân hiền lành trên hai miền đất nước, bà Chánh vẫn khắc khoải nhớ từng con đường làng, lũy tre xanh, những thửa ruộng xanh màu lá mạ, gác chuông nhà thờ vươn lên khoảng trời đầy mây tím, vài cánh chim bay về tổ mỗi khi chiều xuống. Miền Nam mưa nắng hai mùa, Tết đầu tiên đón Xuân trời nắng chang chang, món thịt đông miền Bắc không thể thực hiện được. Chợ Tết dưa hấu chất cao như núi, bánh tét thay cho bánh chưng, mùa Xuân mà nóng đến chảy mỡ, bà cứ nhớ cái rét ở quê xưa thắt cả ruột.
>>
>> Bà Chánh tiêu biểu cho một người phụ nữ Việt Nam hiền lành, tần tảo và đảm đang. Bà chẳng hiểu chính chị, chính em là gì, nhưng từ lúc Tây về nước, Việt Minh lên nắm chính quyền, rồi sau này lại bảo là Cộng Sản, xem ra làng quê đã có chiều thay đổi. Từng đoàn bộ đội từ mặt trận kéo về, đêm nào cũng văn nghệ, đánh trống, phèng la, thanh niên nam nữ, trẻ con trong làng họp nhau lại để nhảy “son đố mì ” thì bà đâm sợ. Tự nhiên người ta nhòm ngó nhau từ cái rổ đi chợ cho đến nồi cơm trong bếp, người ta bươi móc sự giàu nghèo của nhau để mà kết tội. Làng bên chồng lẫn lộn vàng thau, chẳng biết ai tốt ai xấu, ai thật ai giả, có một số đi biệt đã lâu nay trở về xem chừng con người đã đổi khác. Mỗi chiều, ngay cả tiếng chuông nhà thờ nghe cũng buồn mênh mang, dường như từ độ ấy, nghe đã vắng tiếng cười vui trong các thôn ổ, gặp nhau bỗng nghi ngại điều gì, đa số những người lớn tuổi thường nhìn nhau rồi quay vội đi nén tiếng thở dài. Tuy là đàn bà, lại góa bụa, nhưng bà cũng biết nhìn xa, cứ kiểu cách này thì đám con bà khó mà nên người. Thế là một đêm tối trời, bà dẫn lũ con theo dăm người trong họ nhà chồng bỏ làng ra đi, nước mắt cứ tuôn như mưa giầm tháng Bảy.
>>
>> * * *
>>
>> Bà Chánh di cư vào Nam, nhưng phong tục tập quán nơi quê cha đất tổ thì bà không thay đổi. Tết chưa phải là Tết nếu không có bánh chưng, thịt mỡ, dưa hành, dưa cải, thịt đông, thịt kho tàu và nồi gà xáo măng, lại thêm giò thủ nhai lựt xựt, đậm đà lẫn với tiêu sọ và mộc nhĩ. Món ngọt thì đã có nồi chè kho, đấy là thứ đậu xanh đãi vỏ nấu nhừ, nhưng không nhão, cô lại với đường rồi đổ ra cái mâm gỗ, trên mặt rắc vừng.
>>
>> Quan trọng nhất vẫn là vại dưa, vại cà, Tết lại phải thêm món dưa hành để ăn với thịt mỡ. Món dưa hành miền Bắc sau này cũng có khác đi khi ở miền Nam, vì mỗi nơi có một lối muối khác nhau. Miền Nam ăn cái gì cũng ngọt, cho nên dưa hành chua ngọt ăn cũng hay hay. Ở làng bà ngày xưa, hễ thời làm con gái là phải biết muối dưa muối cà, cô nào đoảng vị, “muối dưa, dưa khú, muối cà, cà thâm” là kể như ế chồng.
>>
>> Bây giờ theo thời gian mọi người đã gọi bà Chánh bằng cụ, khi anh con trai lấy vợ rồi có được ba đứa con lớn tồng ngồng cả lên. Cô con gái kế cũng đi lấy chồng, còn mỗi cô út kén cá chọn canh vẫn ở nhà với mẹ, cụ Chánh vẫn ở với con trai. Phong tục Việt Nam mình thế, “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Đó là cụ theo lối cổ, chứ thời buổi này mọi thứ thay đổi cả rồi, còn mấy ai lại chịu lệ thuộc con cái như phụ nữ ViệtNam ngày xưa.
>>
>> Buổi sáng hôm nay, cụ Chánh vọc tay vào vại dưa, xem lại mớ dưa chua cụ làm từ trong Tết. Mấy ngày Tết, cả nhà đã thanh toán nhanh chóng mấy món thịt đông, thịt kho nước dừa ăn với dưa cải, dưa hành của cụ. Dạo còn ở ngoài Bắc cụ Chánh chỉ làm thịt kho tàu, thịt thái từng miếng nhỏ cỡ hai đốt ngón tay, kho xong miếng thịt đỏ au, tươm mỡ, rất đậm đà. Nhưng từ lúc vào Nam, cụ bắt chước người miền Nam cắt thịt từng miếng to tướng, kho với hột vịt và dùng nước dừa tươi, nồi thịt kho trông thật hấp dẫn, vừa mềm, vừa béo, vừa thơm. Dầu vậy, thịt kho tàu hay thịt kho nước dừa, nếu không có món dưa cải chua thì vẫn chưa đủ bộ. Ngay từ khi miếng dưa chưa đủ chua, còn nồng nồng vị cay và thơm lựng mùi hành xanh, các con các cháu cụ đã thắc thỏm khen ngon , đã bảo cụ Chánh làm dưa khéo từ hồi con gái.
>>
>> Hôm nay chỉ còn ít thịt kho, cả nhà ăn đã ngán, cụ Chánh nhìn mớ dưa còn lại bảo con dâu:
>>
>> – “Hôm nay đi chợ nhớ mua bún, cá thu tươi với lại cà chua, thìa là , hành lá. Nhớ là cà chua phải thật chín, rau sà lách, rau kinh giới và tía tô, thêm một bó ngò rí nữa mẹ nó ạ.”
>>
>> Cô con dâu người Nam, gốc miền Tây Nam Bộ, tính tình rất đơn sơ cho nên độ mới về làm dâu, mẹ con cũng có vài khác biệt nho nhỏ. Chẳng hạn cụ kho thì phải mặn, người miền Nam lại thích ngọt cho nên lúc nấu ăn, thế nào cũng phải cho thêm tý đường. Lâu dần cụ Chánh cũng quen với lối nêm nếm cuả miền Nam, ăn canh chua cá lóc đã thấy ngon, nhưng món riêu cá của cụ cũng chẳng xa lạ gì với cô con dâu gốc Nam Bộ ấy nữa. Bây giờ “Nam Bắc đề huề”, cô con dâu đã biết pha tiếng “ạ” mỗi lần nói chuyện với bà con bên chồng, cái giọng Nam pha Bắc nghe ngọt ngào dễ thương làm sao.
>>
>> Cô con dâu hiểu ý mẹ chồng, năm nào cũng vậy, nồi canh riêu cá là món cuối cùng tổng hợp tất cả những món ngon ngày Tết còn lại, vậy mà cả nhà ai cũng thích. Chị xách giỏ đi chợ, nhớ kỹ những món mẹ chồng dặn, vì cụ Chánh chả mấy khi ra chợ, cụ ở nhà lãnh phần ru cháu ngủ. Ra Tết đồ hàng bông rất rẻ và rất non, xanh mươn mướt.
>> Bao năm rồi về làm dâu cụ Chánh, chị đã quen cái món rau xanh ăn với canh riêu cá của bà mẹ chồng. Những món bánh chưng, lạp xưởng, giò thủ, giò lụa, thịt kho, xáo măng giờ này xem đã nặng bụng lắm. Giữa tiết trời thế này, trong người thấy hao háo một cái gì man mát, tươi tươi , xem ra món canh riêu cá đáp ứng thật là đúng lúc.
>>
>> Cô con dâu đi chợ về, bình thường thì chị vẫn nấu ăn, nhưng đặc biệt món canh riêu cá ngày đầu năm phải đích thân do cụ Chánh nấu. Cụ rửa sạch mấy khứa cá thu với một chút nước muối, bao nhiêu thứ tanh tưởi trôi đi nhờ nước muối. Sau đó, cụ xát một chút muối tiêu vào từng khứa cá, rồi mới chiên sơ trên chảo mỡ. Cụ Chánh vớt hết dưa chua còn lại trong vại, dưa đã chua, ăn tươi thì hơi ghê răng nhưng chua thế này thì nấu riêu ngon tuyệt. Cụ trầm trồ nhìn mớ cà chua chín đỏ thẫm, cà phải chín thì nồi canh mới ngon, là vì trong cái chua ngọt của cà lẫn với cái chua dôn dốt của dưa, nó hòa hợp y như là có thuyền thì phải có sông vậy.
>>
>> Cụ Chánh thái dưa, thái cà, đảo trên bếp với một chút hành lá, rồi tất cả những thứ thịt thà, mắm muối còn dư trong trạn cụ đổ cả vào nồi riêu. Người ta cho cụ là người tằn tiện, không bỏ phí một tí gì, nhưng nếu đã trải qua trận đói năm Ất Dậu như cụ, cả nhà suýt chết đói nếu không có người họ hàng giúp cho ít gạo nấu cháo, thì không thông cảm được cái lòng của cụ. Cái kinh nghiệm quí giá ấy, sau này các con cụ mới thấy rõ, nhất là anh con trai phải đi “cải tạo” mấy năm, càng nghĩ anh lại càng thương mẹ đã chắt chiu, tiện tặn.
>>
>> Bây giờ cụ Chánh quay lại với nồi canh dưa của mình. Tý nữa thì cụ quên, còn phải cho vào tí mắm tôm, nhờ vậy hương vị của nồi canh dưa mới đậm đà, mà mấy anh muối hoặc nước mắm không làm sao có được. Ngần ấy thứ hỗn hợp với nhau, có thể nói nồi canh riêu cá là một thứ canh đặc biệt hòa hợp tất cả những thứ đồ ăn linh tinh còn lại của nhà bếp, bát thịt kho cũ, bát mắm ăn dở, tất cả trộn lẫn vào nhau để thành một hương vị riêng. Bếp vừa lửa, canh sôi vài dạo, canh dưa phải nấu kỹ mới ngon, nhưng cũng không lâu quá để miếng dưa cải vẫn còn hơi sần sật, và cái màu cà chua đỏ thẫm lẫn lộn với màu dưa cải vàng, một lớp mỡ váng trên mặt nồi canh, nhìn đã thấy thèm.
>>
>> Cụ Chánh cho những khứa cá thu chiên vào nồi canh dưa, cá lẫn với dưa, bốc lên một mùi dễ chịu. Người ta cũng có thể nấu dưa với sườn heo non, hoặc thịt bò bắp, nhưng thật ra không anh nào qua mặt được thứ riêu cá. Cụ sống ở vùng biển nên dùng cá biển cho tiện, thực ra thịt cá thu vừa thơm, vừa bùi, đem kho riềng thì phải gọi là vô địch trong các thứ cá, trẻ con ăn không sợ hóc xương. Nồi canh dưa không thể nào ngon nếu không có hành, thìa là, khi nấu canh xong, người nội trợ phải cho vào nồi canh rồi bắc ngay xuống bếp, mùi hành lá và thìa là đặc biệt dậy lên một mùi thơm khó mà tả nổi.
>>
>> Trong lúc nồi canh đặt trên bếp, cụ Chánh đã lo sửa soạn món rau sống. Trong chiếc rổ to, những cọng sà lách non mềm mại, tươi hơn hớn như con gái đang xuân, rau ngò rí thật thơm, kinh giới, tía tô, dấp cá đầy vị thuốc. Người Việt Nam mình sống trên đống thuốc mà không biết, những thứ rau cỏ hàng ngày đã cung cấp bao nhiêu thứ mát tì, mát vị, bổ âm bổ dương, lại cứ cầu kỳ đi tìm những thứ thuốc giời ơi, uống lắm chỉ phá gan, nát thận. Cứ nghiệm cái câu “thịt cá hương hoa, dưa cà căn bản”, mới biết ông bà ta ngày xưa đã tìm ra được chân lý trong vấn đề ẩm thực, mới thấy cái văn minh, văn hóa của dân tộc tiềm tàng ngay từ trong cách ăn, nết ở.
>>
>> * * *
>>
>> Trưa hôm ấy, mâm cơm được dọn lên chỉ duy nhất có nồi canh riêu cá, đấy là dấu hiệu báo Tết đã hết, các món ngon, đầy bụng cũng không còn, nhà nhà đã trở lại những thức ăn dân giả đạm bạc. Gia đình anh con trai cả, gia đình cô con gái lớn, cô con út chưa chồng nhưng anh rể tương lai cũng được mời đến ăn canh riêu cá của cụ, chắc chắn là anh sẽ thành con rể sau này khi đã có dịp thưởng thức canh riêu cá.
>>
>> Cả nhà quây quần quanh nồi canh riêu nóng, một rổ bún trắng ngần, mát như lụa, bún chan canh riêu nóng ăn với rau sống và một chút nước mắm cay. Cái hài hòa của thực phẩm và rau cỏ đi với nhau làm khoan khoái lục phủ ngũ tạng trong cơ thể con người, nhưng cái chính là nó đã nói lên sự bền chặt, ấm áp của một gia đình đoàn tụ.
>> Họ nhai rau ráu, họ húp sùm sụp, miếng rau quyện vào miếng cá, bún cứ thế trôi tuồn tuột vào bao tử mọi người trong nhà, ăn đến đâu mát ruột đến đấy. Cụ Chánh hể hả nhìn niềm vui khoan khoái giãn ra trên nét mặt lũ con cháu cụ. Bát canh riêu cá chứa đựng biết bao nhiêu tình yêu của một người mẹ, đậm đà như miếng cá nằm trong bát canh sóng sánh, mát mẻ dịu dàng như các thứ rau xanh biểu hiện cho một tấm tình quê mộc mạc, chuyên chở được tất cả tình thương của người mẹ Việt Nam trong gia đình, với tình quê hương bàng bạc trong đó.
>>
>> Sau bữa ăn, hai cô con gái phụ chị dâu dọn dẹp mâm bát, cả nhà quây quần trong phòng khách uống nước vối ăn chè kho. Năm nào cũng thế, nồi chè kho ăn lăn lóc mãi ra giêng cũng chưa hết, vì nó ngọt quá, nhưng cứ xong một bữa canh riêu cá ngon lành, miếng chè kho hình như bùi đậm hẳn lên, khi được chiêu bằng ngụm nước vối nóng.
>>
>> * * *
>>
>> Chẳng ai ngờ được có một ngày cụ Chánh lại theo đám con sống ở quê người. Sau năm 75, anh con trai bị đưa đi cải tạo ngoài miền Bắc, cụ lại khăn gói gió đưa đi thăm con, rồi nhân tiện đáo về quê cũ thăm mồ mả cha mẹ, ông bà. Bao nhiêu năm xa quê, cụ cứ thắt cả ruột khi nhìn lại xóm làng cũ, nơi chôn nhau cắt rốn nay đã tàn tạ, xác xơ, may là mồ mả cha mẹ vẫn còn vì nhờ có mấy tấn đá ong quây quanh nên cũng còn dấu vết.
>>
>> Chuyến xe lửa từ Nam ra Bắc, đi qua bao nhiêu đoạn đường dài, cụ Chánh không ngủ được, cụ đứng tựa vào khung cửa sổ của con tàu, ngắm nhìn cảnh quê xưa đang lần lượt trở về trong tầm mắt của cụ. Làng xóm miền Nam khác xóm làng miền Bắc, chỉ cần vượt qua ranh giới hai miền là cụ đã nao nao xúc động, khi nhìn thấy cây đa cao ngất với những luỹ tre xanh bao bọc thôn làng, dăm nóc nhà ngói đỏ, mấy đứa trẻ con đang chơi đánh đáo dưới bóng cây cổ thụ râm mát.
>> Cụ cứ bùi ngùi mãi, lúc bước thấp cao về tới quê xưa, ngôi Thánh Đường hồi ấy đẹp đẽ xiết bao, nay đã nghiêng ngả, tiều tụy như người ốm lâu ngày không vực được dậy. Nhưng lúc ấy hai miền Nam Bắc có khác gì nhau, mà cụ cũng không còn đường để chạy, mãi cho đến ngày anh con trai và cả gia đình được đi Mỹ theo diện HO, là cụ vui vẻ đi ngay không nuối tiếc.
>>
>> Nói như thế không có nghĩa cụ là người bạc bẽo với quê hương, nhưng nếu không theo con cháu đi nước ngoài, mong gì cụ có để giúp đỡ cho người còn ở lại. Sang Mỹ, người cụ có khoẻ ra nhưng cái lưng lại còng hơn, bao nhiêu năm vất vả người cụ không đổ xuống là may. Suốt ngày trong nhà, cụ lạch từ nhà trên xuống nhà dưới, từ trong nhà ra ngoài sân, rồi từ cái khoảng sân sau mát mẻ ấy, cụ trồng rau.
>> Anh con trai sợ mẹ già vấp ngã khi vun tưới cho vườn rau sau nhà, đã gắn sẵn cho mẹ một hệ thống tưới cỏ tự động. Cứ mỗi chiều, cụ Chánh lạch bạch ra vườn, ngồi ở mé hiên gần cây hoa đào, phe phẩy chiếc quạt trong tay, cụ nhìn những tia nước phun lên rào rào trên những luống rau, luống cà, cụ lại ngỡ trời mưa. Cơn mưa xuân ở quê nhà ngày xưa cũng y như thế, trong trí cụ lại lan man hình ảnh mình với áo tứ thân, những câu dân ca Quan Họ ngày trẻ tuổi. Cánh đồng lúa chín với những cô thôn nữ hai má rám nắng hồng, đôi môi đỏ vì miếng trầu cánh phượng, những mối tình quê mộc mạc và đằm thắm, ý tứ kín đáo mà lại biết bao nhiêu tình. Buổi chiều mắt cụ Chánh tuy đã hấp hem, nhìn những giọt nước đọng trên rau cỏ trong vườn, sao nó cứ thấm thía tình tứ như câu quan họ ngày xưa:
>>
>> ” Người ơi! Người ở đừng về,
>> Người về ta chẳng ý y cho về,
>> Ta giữ vạt áo, ý a ta đề câu thơ,
>> Người ơi! Người ở đừng về
>> Người về em những ý y khóc thầm,
>> Hai bên vạt áo ướt đầm, đầm như mưa,
>> Người ơi! Người ở đừng về . . . . “
>>
>> Không biết có phải vì chiều nay nắng hanh hanh, cơn gió Xuân chợt tới mà bà cụ già tự dưng lại cất cái giọng khàn khàn để hát lại cái bài Dân ca Quan họ . Những giọt nước mắt nóng hổi bỗng dưng cứ chảy dài xuống đôi gò má nhăn nheo, cụ lấy vạt áo lau vội đôi hàng lệ, hóa ra cái tình quê vẫn còn nguyên trong lòng cụ, như hương vị nồi canh riêu cá cụ cũng vẫn mang theo từ quê nhà tới quê người. Thế cho nên dẫu sống ở xứ người, sung sướng tới đâu, chẳng mấy ai đã quên được mảnh đất quê nhà, và những kỷ niệm ở quê hương, một lúc nào đó sống dậy, lại biến thành những nỗi nhớ đằm thắm dịu dàng suốt một đời vậy.
>>
>> Bởi thế, đã bao nhiêu năm qua đi không thay đổi, nhà cụ Chánh vẫn duy trì nồi canh riêu cá, rau tươi và món chè kho vào ngày mùng bảy Tết. Đạm bạc, đơn sơ, nhưng cái ấm cúng của một gia đình xum họp, ràng buộc với nhau bằng nồi canh riêu cá của bà mẹ già mới là những gì phải ghi nhớ mãi.
>>
>> Để tưởng nhớ đến Mẹ Già
>> với “Nồi Canh Riêu Cá” ở quê nhà năm xưa.
>>
>> Nguyên Nhung
>>
>>
> __._,_.___
> Posted by: Van Anh Hoang <vananh.hoang65@yahoo.com>
> __,_._,___

Pham Kim Long

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics