1.Triết lý vô thường gói gọn trong cánh hoa anh đào (KT)2.Cách dạy trò của người xưa-3.Nhân ngày QTPhụ Nữ,8/3–4.Murder at Costco-

Triết lý vô thường gói gọn trong cánh hoa anh đào

Fwd  from Bích Hậu

 

 

Trong thế gian này chẳng có gì là mãi mãi. Thanh xuân, cuộc đời cũng như cánh hoa anh đào lìa cành trong độ rực rỡ nhất, để lại bao nuối tiếc khôn nguôi. Tất cả vốn đều vô thường và phù du, ngắn ngủi. Người Nhật yêu hoa anh đào vì sự rụng rơi đúng lúc đẹp nhất của hoa như một biểu tượng mỹ học về cái chết là vì vậy: Sống và chết chỉ là hai mặt của một vấn đề, như hai mặt của một tờ giấy hay hai mặt của đồng xu không hề tách biệt.

Đã bao giờ bạn thử ngắt hoa đào khi chúng đã nở bung khoe trọn hương sắc… để rồi nhận ra một điều: Dù ta có cố gắng khẽ khàng, nâng niu đến mấy thì những cánh hoa cũng sẽ bung rụng ngay khoảnh khắc ta chạm tay vào nó… Từng cánh hoa nhẹ bay trong khoảng không lặng lẽ. Cánh đào tươi thắm ngày nào giờ chỉ còn xác hoa nằm buồn bã, gợi cho ta sự se sắt, tiếc nuối về sự tàn phai, chia ly…

Ở Nhật Bản, trong những cánh đào mỏng manh ấy còn chứa đựng cả một triết lý nhân sinh, triết lý vô thường về cuộc đời con người.

Có mặt ở mọi nơi, nhưng Sakura chỉ được tôn vinh nhất ở Nhật Bản

Hoa anh đào còn được gọi là “Sakura” ở Nhật Bản, là loài hoa có năm cánh yếu ớt, không mùi hương. Chúng không đứng thành từng bông mà mọc thành chùm. Vẻ đẹp của nó là vẻ đẹp của trùng trùng điệp điệp hoa, tạo thành một áng mây dài, chập chùng, gợi cảm giác vừa choáng ngợp vừa nhẹ nhàng quyến rũ.

Sakura có nguồn gốc ở châu Á. Bạn có thể dễ dàng tìm thấy chúng ở Trung Quốc, Hàn Quốc và Ấn Độ,… Nhưng có lẽ không ở nơi đâu loài hoa này lại ghi dấu ấn đậm nét trong truyền thống và văn hóa, được nâng lên thành nghệ thuật như ở Nhật Bản.

Hình ảnh hàng ngàn đóa hoa anh đào nở rộ luôn hiện hữu trong nhiều bức tranh, phim ảnh và thơ ca của đất nước mặt trời mọc. Người Nhật còn có hẳn cả một lễ hội thưởng hoa mang tên Hanami, với những hình ảnh thường thấy là gia đình hay bạn bè quây quần cắm trại, trò chuyện bên dưới những tán hoa.

Thế nhưng, liệu có phải họ chỉ đơn thuần thưởng hoa, hay còn chiêm nghiệm điều gì khác chăng?

Sakura – “Phút huy hoàng rồi chợt tắt”

Lý thuyết của Phật giáo có nhắc nhiều đến cái chết và sự vô thường trong cuộc đời của mỗi con người. Trong đời thực, Sakura chính là một ẩn dụ rõ ràng nhất cho triết lý vô thường ấy.
Vào mùa hoa nở, sự rực rỡ, huy hoàng của Sakura đã làm bao lòng người chìm đắm và say mê
Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là lời nhắc nhở về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Hoa không héo như hoa hồng, cố gắng bấu víu vào bầu hoa khi rụng xuống mà anh đào chỉ cần một cơn gió thoảng qua, cánh hoa sẽ nhẹ nhàng lìa cành.

Bên cạnh đó, điều đặc biệt chính là vòng đời của loài hoa này rất ngắn. Chúng chỉ nở rộ trong độ hai tuần, khi cánh hoa còn đương sắc nhất; sau đó sẽ rụng và rơi xuống đất theo hướng gió, men theo những dòng chảy, về lại với hư không.

Những cánh hoa ấy, phải chăng như một lời nhắc nhở trực quan rằng cuộc sống của chúng ta cũng ngắn ngủi và vô thường như vậy? Tất cả rồi sẽ biến mất. Tất cả rồi sẽ qua đi.

Tại sao chúng ta không quan tâm đến cuộc sống này khi mà nó có thể kết thúc ở bất cứ lúc nào?

Tại sao khi nhìn những cánh hoa tuyệt đẹp rơi xuống đất chúng ta không ý thức được khoảnh khắc hiện tại mới chính là đáng sống?

Tại sao chúng ta lại thờ ơ đi qua mỗi ngày, mà quên dừng lại để trân trọng hơn tình yêu của gia đình, của bạn bè, hay đơn giản, chỉ là khắc ghi nụ cười của một người lạ mặt thoáng qua?

Vậy vì sao người Nhật lại thích đi ngắm hoa anh đào (hanami) vào mùa xuân? Đó là vì lý do người Nhật thích hoa anh đào lúc hoa nở và hoa rụng. Cái cảm giác luyến tiếc khi hoa rụng rơi thể hiện triết lý và mỹ học về sự sống và cái chết của người Nhật Bản.

Tác giả Akishina Omori trong quyển “Bí ẩn người Nhật Bản” đã viết: Người Nhật chịu ảnh hưởng của bi cảm (aware), của văn hóa truyền thống với cảm giác vô thường của Phật giáo nên rất coi trọng vẻ đẹp mong manh phù du. Cái cảm giác vô thường (mujo) có nghĩa không có điều gì bền vững, tất cả rồi sẽ phải đổi thay. Còn “aware” có thể dịch tạm là “u hoài”.

Trong thế gian này chẳng có gì là mãi mãi. Thanh xuân, cuộc đời cũng như cánh hoa anh đào lìa cành trong độ rực rỡ nhất, để lại bao nuối tiếc khôn nguôi. Tất cả vốn đều vô thường và phù du, ngắn ngủi. Người Nhật yêu hoa anh đào vì sự rụng rơi đúng lúc đẹp nhất của hoa như một biểu tượng mỹ học về cái chết là vì vậy: Sống và chết chỉ là hai mặt của một vấn đề, như hai mặt của một tờ giấy hay hai mặt của đồng xu không hề tách biệt.

Khi hoa anh đào nở, người ta thường ngồi lại với nhau để cùng xem xét lại cuộc sống, để cùng nhắc nhở nhau: Hãy yêu thương bản thân và những người xung quanh nhiều hơn. Bởi cuộc đời rất ngắn.

Hoa anh đào có đời sống ngắn ngủi nhưng người Nhật không ngắm hoa để cảm thấy bi quan, họ chiêm ngưỡng vẻ đẹp đó để bùng lên khát khao sống, khát vọng cống hiến hết mình vì những gì đẹp trong thiên nhiên, cũng như trong cuộc đời thường hiếm khi tồn tại lâu. Chính sự tàn phai sớm cũng là một nét đẹp, nó tắt lụi đúng đỉnh cao rực rỡ của mình, đã thể hiện một cái đẹp cao cả nhất.

Cho nên hiểu thấu và vượt qua cái chết chính là để có thể sống trọn vẹn, tận tụy và tha thiết hơn. Biết chắc một điều mình sẽ ra đi thì chúng ta sẽ biết sống đẹp và ý nghĩa hơn. Một cuộc đời thành công là cuộc đời không có gì phải hối tiếc.

Bạn biết không, loài hoa mỏng manh này lại chính là biểu trưng cho tinh thần võ sĩ đạo mạnh mẽ. Các Samurai, những chiến binh của Nhật Bản, những võ sĩ đạo trung thành, trọng danh dự, sẵn sàng xả thân vì lãnh chúa. Họ cũng giống như một bông hoa Sakura – tuy vội nở, chóng tàn nhưng đã sống hết mình và đầy kiêu hãnh.

Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm

Kết thúc để rồi tái sinh…

Người Nhật luôn truyền tai nhau một truyền thuyết thú vị. Vào mỗi mùa xuân, vị Thần Núi sẽ đi xuống khu vực có những cánh hoa anh đào rơi và biến chúng thành những cánh đồng lúa, đem lại một vụ mùa quan trọng cho nền nông nghiệp Nhật Bản.
Với thời gian nở rộ trùng với thời điểm bắt đầu năm theo lịch của người Nhật, Sakura từ lâu đã trở thành “người báo hiệu” mùa xuân về cho người dân nơi đây. Những đóa hoa rực rỡ sắc hương như tiếp thêm hy vọng, nuôi dưỡng mơ ước và đam mê cho con người.
Khi hoa anh đào nở rộ, tương lai như đang mở ra trước mắt đất nước và con người Nhật Bản.

 

 

Tạm kết 
Khi người Nhật quây quần dưới tán cây anh đào vào mỗi tháng Tư, họ không chỉ chiêm ngưỡng những nét thẩm mỹ của hoa mà họ còn đang ngắm trọn những vẻ đẹp của cuộc sống.
Vì thế nếu có cơ duyên đến với xứ Phù Tang, ngắm cánh hoa đào nhẹ bay trong gió, xin hãy nhớ rằng trong cánh hoa bé nhỏ mong manh ấy lưu giữ trọn vẹn triết lý về cuộc sống và cái chết của tâm hồn người Nhật Bản.
Hoa anh đào hay Sakura
Rụng rơi từ lúc xuân thì 
Vẫn tinh khôi trong trắng lạ thường (1)
Gió trời rung, hoa dẫu nát bên đường
Hoa cũng đã một lần trăm nét đẹp (2)
Kim Tâm (tổng hợp)
………………………………………………………………………………………..
Cách dạy trò của người xưa

Fwd from Bích Hậu .

Xưa, có một chú học trò được dịp lên phố chơi. Nhằm ngày chợ phiên, một vụ mất cắp xảy ra tại quán trọ, chú học trò liền bị quan huyện bắt nhốt vì người ta ngờ chú là thủ phạm.

Sau khi trải qua những thủ tục tra hỏi phiền phức, quan huyện tìm ra thủ phạm, chú học trò được thả về.

Khi về làng, gặp thầy và bè bạn, chú nhỏ tức tưởi kể lại sự việc, bộc bạch nỗi hàm oan của mình.Vị thầy im lặng nghe xong câu chuyện, nghiêm nghị ra lệnh phạt đệ tử mười roi. Đương sự rất ngạc nhiên nhưng không dám cãi lời thầy, líu ríu leo lên bộ ván nằm chờ trận đòn mà lòng hoang mang vô kể. Các bạn chú thấy thế, ngạc nhiên thưa:

– Trò này vô tội, sao lại bị đòn?

Vị thầy từ tốn giải thích:

– Đành rằng trò ấy vô tội, nhưng tại sao giữa phố chợ đông đảo chỉ mình nó bị tình nghi là kẻ cắp? Ta phạt cái tội nó có bộ vó của thằng ăn cắp để cho người ta nghi ngờ. Nếu trò ấy không chỉnh đốn tư cách lại, ta e rằng nó sẽ bị hàm oan nhiều lần nữa.

(Theo Vô minh từ đâu ra)

BÀI HỌC ĐẠO LÝ:Kinh Phật có câu “Tướng tự tâm sanh” tức dáng vẻ, dung mạo bên ngoài của mình từ nội tâm ở bên trong lưu xuất. Nếu trong lòng vui vẻ, thảnh thơi thì nét mặt sẽ tươi tắn, lạc quan; nếu lo nghĩ, buồn bực thì sẽ mang gương mặt ảo não, u sầu; nếu khởi tâm tham lam, muốn trộm cắp thì cử chỉ lấm lét, dò xét; nếu muốn bố thí, giúp đỡ người khác thì biểu lộ phong thái tự tin, độ lượng, bao dung v.v…

Những nỗi hàm oan xảy ra cho mọi người khá nhiều. Thường thì ta tìm cách minh oan hay tìm cho ra kẻ đã nhẫn tâm vu oan giáng họa cho mình mà ít ai nghĩ rằng một trong những nguyên nhân quan trọng của hàm oan là chính mình. Vì thế, để chia sẻ hàm oan với học trò, vị thầy đã tặng chú đến mười roi.

Mới hay, người xưa dạy người rất chú trọng đến cái tâm, lấy tâm làm nền tảng để giáo dục, uốn nắn con người. Hình thức bên ngoài cũng rất quan trọng nhưng nội tâm mới là yếu tố quyết định. Giáo dục một con người trở nên hoàn thiện phải từ nơi chính tâm sau đó mới tu thân, tề gia, trị quốc và bình thiên hạ (Đại học). Cây có ngay thì bóng mới thẳng, phải đào tạo thế hệ kế thừa có tâm hồn trong sáng và cao thượng mới có thể mong hình thành nên nhân cách lớn, làm nguyên khí của quốc gia, nhân tài cho đất nước.

Ngày nay, chúng ta tự hào với nền giáo dục hiện đại, tiên tiến nhưng quá chú trọng đến khoa học thực tiễn và xem nhẹ, thậm chí lãng quên giáo dục tâm linh. Một khi thước đo giá trị của xã hội nghiêng nặng về sự thành đạt các sự nghiệp vật chất có tính hình thức bên ngoài hơn là những giá trị nhân văn, đạo đức và tâm linh thì đất nước có nguy cơ đối diện với nhiều hiểm họa.

Vị thầy đồ quê mùa ngày xưa đã cung hiến cho chúng ta một phương thức giáo dục “phạt cái tội nó có bộ vó của thằng ăn cắp” nhằm uốn nắn cái tâm, chỉnh đốn tư cách của học trò, phải chăng là điều mà các nhà giáo dục hiện đại cần suy gẫm và học hỏi!

Quảng Tánh
………………………………………………………………………………….
THƯ GIÃN
Nhân ngày Quốc Tế Phụ Nữ, 8 tháng 3
Fwd from Kim Oanh

Tại Hội nghị Quốc tế Phụ Nữ, đại biểu của Mỹ đứng lên phát biểu:

 “Như hội nghị lần trước, chúng ta đã nhất trí cần phải quyết liệt hơn với những ông chồng. Sau khi từ hội nghị trở về, tôi đã nói với chồng tôi rằng, từ nay tôi sẽ không nấu nướng gì nữa, mà anh ta sẽ phải tự lo…. Ngày thứ nhất tôi không thấy gì, ngày thứ hai tôi vẫn không thấy gì. Nhưng tới ngày thứ ba thì anh ta đã chịu vào bếp và hôm đó anhta đã nấu một bữa tối ngon tuyệt!”

Cả hội nghị vỗ tay. Đến lượt đại biểu Pháp đứng lên báo cáo:

“Sau khi từ hội nghị trở về, tôi nói với chồng tôi rằng, tôi sẽ không lo việc giặt giũ nữa, anh ta sẽ phải tự lo…. Ngày thứ nhất tôi không thấy gì. Ngày thứ hai… tôi vẫn không thấy gì. Nhưng đến ngày thứ ba, chồng tôi đã chịu mang quần áo đi giặt, và anh ấy không chỉ giặt đồ của mình, mà còn giặt cả đồ của tôi nữa.”

Cả hội nghị lại vỗ tay. Đến lượt đại biểu Việt Nam đứng lên:

“Sau khi từ hội nghị trở về, tôi nói với chồng tôi rằng, từ nay tôi sẽ không đi chợ nữa, mà anh ta sẽ phải tự lo… Ngày thứ nhất tôi không thấy gì. Ngày thứ hai tôi vẫn không thấy gì. Nhưng tới ngày thứ ba, tôi đã bắt đầu nhìn thấy lại được một chút khi hai mắt của tôi đã bớt sưng…”

Cả hội trường im phăng phắc….

Lời Bình: Phải nên nhớ rằng, không phải kinh nghiệm hay điển hình nào của quốc tế cũng có giá trị áp dụng tại Việt Nam….

Chúc chi em mọi sự an lành, hạnh phúc và cười thoải mái nhân ngày Phụ Nữ Quốc Tế nhé.

……………………………………………………………

 

Murder at Costco

Mời coi chuyện vui ……..không có thật .
KO

If you’re a Costco member, this might be of interest to you…..

Fwd from Kim Oanh-

Tired of constantly being broke and stuck in an unhappy marriage, a young husband decided to solve both problems by taking out a large insurance policy on his wife with himself as the beneficiary and then arranging to have her killed.

A ‘friend of a friend’ put him in touch with a nefarious dark-side underworld figure who went by the name of ‘Artie.’ Artie explained to the husband that his going price for snuffing out a spouse was $10,000.

The Husband said he was willing to pay that amount but that he wouldn’t have any cash on hand until he could collect his wife’s insurance money. Artie insisted on being paid at least something up front, so the man opened his wallet, displaying the single dollar coin that rested inside.
Artie sighed, rolled his eyes and reluctantly agreed to accept the dollar as down payment for the dirty deed.

A few days later, Artie followed the man’s wife to the local Costco Supermarket. There, he surprised her in the produce department and proceeded to strangle her with his gloved hands. As the poor unsuspecting woman drew her last breath and slumped to the floor, the manager of the produce department stumbled unexpectedly onto the murder scene. Unwilling to leave any living witnesses behind, ol’ Artie had no choice but to strangle the produce manager as well.

However, unknown to Artie, the entire proceedings were captured by the hidden security cameras and observed by the shop’s security guard, who immediately called the police. Artie was caught and arrested before he could even leave the premises.

Under intense questioning at the police station, Artie revealed the whole sordid plan, including his unusual financial arrangements with the hapless husband who was also quickly arrested.
The next day in the newspaper, the headline declared…

(You’re going to hate me for this….)

“ARTIE CHOKES 2 for $1.00 @ Costco”

Oh, quit groaning! I don’t write this stuff, I receive it from my warped friends and then send it on to you.

…………………………………………………………………………………………………….

 

 

 

 

.

 

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics