Tương quan giữa tiếng hát Bạch Yến và nội dung Ðêm Ðông
Nguồn:nguoiviet.com -Friday, May 16, 2014
Du Tử Lê
(Tiếp theo và hết)
Năm 23 tuổi, Bạch Yến được mời qua Mỹ biểu diễn và trở thành người Việt Nam đầu tiên và duy nhất xuất hiện trên chương trình truyền hình Mỹ Ed Sullivan vào đầu năm 1965.
Khi tìm hiểu về hoàn cảnh ra đời của ca khúc “Ðêm Ðông” của Nguyễn Văn Thương, Tự Ðiển Bách khoa toàn thư – Wikipedia, tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau, đã ghi nhận như sau:
“…Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương từng chia sẻ: Vào dịp Tết năm 1939 (thời gian này ông đang theo học tại Trường Thăng Long-Hà Nội), do không có tiền nên ông không thể về quê (cố đô Huế) ăn Tết với gia đình. Lần đầu tiên phải ăn Tết xa nhà, ông rất buồn. Năm ấy, Hà Nội rất rét. Ðể chống lạnh, có bao quần áo, ông ‘nhồi’ tất cả vào người. Như bản năng, ông cứ thế rời phòng trọ lững thững đi về phía Ga Hàng Cỏ, và nhớ ra là mình không có vé tàu.
“Nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương kể lại: ‘Khi tàu chuyển bánh, tôi cũng theo tàu đi về phương Nam, dọc theo đường Nam Bộ bây giờ. Tiếng còi tàu mỗi lúc một xa càng làm tăng thêm nỗi nhớ nhà da diết! Ðến chỗ chắn tàu ở phố Khâm Thiên, tôi chợt nảy ra ý định đi tìm những người cùng cảnh ngộ với mình trong đêm nay. Phố Khâm Thiên hồi ấy có nhiều nhà hát ả đào. Tôi muốn xem trong đêm giao thừa này, có người nào không ở nhà với gia đình mà đi hát. Hoặc ca nhi nào, vì kế sinh nhai mà phải ở lại hành nghề không? Ðêm ấy, có hai nhà còn để đèn ngoài cổng để chờ khách. Tôi đi qua nhà đầu tiên. Cửa mở, nhưng không có người ra. Ðến nhà thứ hai thì có một ca nhi đi ra mở cửa. Nhưng khi nhìn thấy một cậu thanh niên, tuổi vừa đôi mươi, ăn mặc lôi thôi thì cô ta đã thất vọng. Khi quay trở vào, cô không quên soi mình trong tấm gương treo cạnh cửa, và đưa cánh tay trần vuốt nhẹ lên mái tóc. Tôi còn đi lang thang mãi trên nhiều đường phố Hà Nội tối hôm đó – cho đến khuya, khi thấy các bà mang hương, đèn ra cúng trước thềm nhà tôi mới quay về căn gác trọ số 10 ngõ Hội Vũ. Lên giường nằm, nhưng nỗi nhớ nhà và cảm giác cô đơn nơi đất khách khiến tôi không tài nào ngủ được. Và nảy ra ý định sáng tác một bài hát để nói lên cảm xúc và suy nghĩ của mình trong đêm giao thừa đầu tiên phải xa nhà. Tôi đã đưa vào ca khúc hình ảnh thực tế đã đập vào mắt tôi lúc đi qua phố Khâm Thiên. Ðó là người ‘ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng.’ Còn ‘Thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư’ hoặc ‘Cô lữ đêm đông không nhà’ là hình ảnh của bản thân mình – còn ‘chinh phu’,” chinh phụ là những hình ảnh mượn từ trong Tiểu Thuyết Thứ Bảy của Tự Lực Văn Ðoàn (8) rất thịnh hành lúc bấy giờ, chứ ta có đi chinh phục ai đâu mà có chinh phu để nói!…”
Về nội dung ca từ của ca khúc “Ðêm Ðông,” cũng được Bách khoa toàn thư mở dẫn giải sau đây: “Ðoạn đầu miêu tả quang cảnh hiu quạnh, cô đơn của người lữ khách – tác giả – trong đêm đông.
Chiều chưa đi màn đêm rơi xuống.
Ðâu đấy buông lững lờ tiếng chuông.
Ðôi cánh chim bâng khuâng rã rời.
Cùng mây xám về ngang lưng trời.
Thời gian như ngừng trong tê tái.
Cây trút lá cuốn theo chiều mây.
Mưa giăng mắc nhớ nhung, tiêu điều.
Sương thướt tha bay, ôi đìu hiu!
“Ðoạn sau thể hiện cảm xúc và suy nghĩ của tác giả, gồm hai lần điệp khúc.
“Ðoạn điệp khúc thứ nhất thể hiện niềm thương cảm tới những số phận giống bản thân tác giả trong đêm đông: ca nhi, thi nhân, chinh phu, chinh phụ.
Ðêm đông, xa trông cố hương buồn lòng chinh phu.
Ðêm đông, bên song ngẩn ngơ kìa ai mong chồng.
Ðêm đông, thi nhân lắng nghe tâm hồn tương tư.
Ðêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng. (…)
“Ðoạn điệp khúc và kết thúc bài thể hiện cảm xúc thương chính bản thân mình và ước mong của tác giả trong đêm đông:
Ðêm đông, ôi ta nhớ nhung đường về xa xa.
Ðêm đông, ta mơ giấc mơ gia đình, yêu đương
Ðêm đông, ta lê bước chân phong trần tha phương.
Có ai thấu tình cô lữ, đêm đông không nhà. (…)
“Trước đây, căn cứ vào giai điệu của bài hát, cũng như vào câu “Ðâu đấy buông lững lờ tiếng chuông” mà có ý kiến cho rằng, bài hát được sáng tác theo chiều hướng phục vụ nhà thờ Công Giáo… Nhưng theo trả lời của nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, trích từ lá thư viết ngày 4 tháng 11, 1997 của ông thì: ‘Ðâu đấy buông lững lờ tiếng chuông.’ Tiếng chuông buông lững lờ, chỉ có thể là tiếng chuông chùa. Nhưng không cứ gì tôi phải đi ngang qua một ngôi chùa, mà chỉ cần nghe tiếng chuông; thường những người tu tại gia, khi niệm kinh buổi chiều, vẫn thỉnh thoảng gõ chuông từ một gác thờ nào đó. Vì tôi đi từ nhà ra Ga Hàng Cỏ, qua phố Khâm Thiên rồi đi lang thang khắp các nẻo đường trước khi trở về gác trọ thì có thể nghe được nhiều lần tiếng chuông ấy lững lờ buông. Còn nếu tiếng chuông nhà thờ thì phải dùng chữ chuông đổ, chứ không thể dùng buông lững lờ được…”
Tôi không biết và cũng không tiện hỏi danh ca Bạch Yến, những ngày niên thiếu, khi ba, mẹ chia tay nhau, ở tuổi 14, chị đã phải bươn chải để giúp mẹ và các em, có bao lần chị vẫn đứng trên sân khấu, hát mua vui cho khán giả, khi những giây phút giao thừa thiêng liêng, theo truyền thống nghìn đời của người Việt? Nếu có, dù chỉ một lần, tôi tin từ vô thức, chị vốn có chung một nỗi lòng với nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương, khi ông tâm sự: “…Tôi muốn xem trong đêm giao thừa này, có người nào không ở nhà với gia đình mà đi hát. Hoặc ca nhi nào, vì kế sinh nhai mà phải ở lại hành nghề không?…” Ðó là hình ảnh hay tâm trạng của “Ðêm đông, ca nhi đối gương ôm sầu riêng bóng…”
“Ca nhi” ở đây, chỉ thiếu nữ chọn nghiệp ca hát. Nhưng, không ai cấm, Bạch Yến vốn có trái tim mẫn cảm, có cảm nghĩ khác. Tôi muốn nói, “ca nhi” với chị, cũng có thể hiểu là một “ca sĩ nhi đồng” mới lớn!
Cũng vậy, khi cất tiếng hát ở những câu như: “…Ðêm đông, ta mơ giấc mơ gia đình, yêu đương/ Ðêm đông, ta lê bước chân phong trần tha phương/ Có ai thấu tình cô lữ, đêm đông không nhà…” Theo tôi, Bạch Yến không chỉ hát như một ca sĩ mà, chị đang sống trong tâm cảnh riêng của chính đời mình.
Tôi biết, càng về sau, càng có nhiều ca sĩ được mời trình diễn ở những thời khắc cuối cùng của một năm. Họ cũng phải xa gia đình. Nhưng, tôi tin, không ca sĩ nào hát “Ðêm đông” ở tuổi… “nhi đồng” như Bạch Yến. Hầu hết, họ đã ở tuổi trưởng thành. Và, cũng không một ca sĩ nào, ở tuổi Bạch Yến, hát “Ðêm Ðông” với những vết thương chưa kịp lên da non! Ðó là những sự kiện:
“…Mẹ con Bạch Yến sống chen chúc trong một căn nhà nhỏ ở một con hẻm trên đường Cao Thắng nhưng cũng chẳng được bình yên. Một cơn hỏa hoạn đã thiêu rụi căn nhà này thành tro bụi. Một ông cậu ruột của Bạch Yến từ Cần Thơ lên, nảy ra ý định thành lập một gánh xiếc môtô bay thiếu nhi, lưu diễn khắp miền Nam để kiếm sống. Bạch Yến cùng với chị ruột, em trai và em họ đi theo cái nghề nguy hiểm này trong nỗi lo ngay ngáy của người mẹ. Một lần biểu diễn tại Thị Nghè, khi đang bay môtô trên độ cao 4 mét, Bạch Yến đã đạp nhầm thắng và rơi xuống sàn gỗ, bị chiếc môtô đè lên người, gãy ba xương sườn, màng tang trái bị chấn thương, phải điều trị mất một thời gian dài. Ðoàn môtô bay của ông cậu cũng ngưng hoạt động sau tai nạn này!…” (9)
Nên, vẫn theo tôi, đó là định mệnh bất khả tư nghì của tài năng thiên bẩm, mang tên Bạch Yến vậy.
Du Tử Lê
(Calif. Tháng Năm, 2014)
Chú thích:
(8) Có thể vì tuổi tác, nên nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương đã lầm lẫn khi nói “Tiểu Thuyết Thứ Bảy của nhóm Tự Lực Văn Ðoàn.” Sự thực chẳng những họ không liên hệ gì với nhau mà còn là đối thủ của nhau nữa. Về sự kiện này, Bách Khoa Toàn Thư Mở – Wikipedia, có đoạn nguyên văn như sau: “…Nhiều nhà văn viết cho Tiểu Thuyết Thứ Bảy sau này đã trở thành những văn sĩ lớn trên văn đàn Việt Nam. Là một đối thủ cạnh tranh của tờ Phong hóa, tờ báo của nhóm Tự lực Văn Ðoàn cùng thời (…). Nhiều nhà văn có tài ở Bắc Kỳ, thời trước Cách Mạng Tháng Tám không được Tự Lực Văn Ðoàn dung nạp đều viết cho Tiểu Thuyết Thứ Bảy và các báo khác của nhà xuất bản Tân Dân như Nguyễn Công Hoan, Lê Văn Chương, Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Nguyễn Triệu Luật, Ngọc Giao, Thanh Châu,… muộn hơn một chút là Vũ Bằng, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao…”
(9) Yên Huỳnh, bđd.
……………………………………………….
Fwd: Lá Cờ Vàng
Kim Vu to:…,me
Thầy giáo cũ và lá Cờ Vàng
> Tôi bàng hoàng xúc động thật lâu khi nhận được điện thoại của một người bạn học gọi từ Pennsylvania báo tin thầy cũ của chúng tôi là thầy N. mới từ Việt Nam qua Mỹ du lịch và thầy rất mong được gặp lại tôi. Thầy tôi đang ở nhà của một người cháu ở vùng Tây Nam tiểu bang Virginia , cách nhà tôi gần 3 giờ lái xe.
>
> Tôi gọi điện thoại xuống để chào thầy và hẹn cuối tuần sẽ xuống đón thầy về nhà nhưng thầy bảo cứ để thầy đi xe lửa lên Hoa Thịnh Đốn rồi đón thầy ở nhà ga, và “đó là mệnh lệnh” nên tôi đành phải vâng lời.
>
> Sau khi nói chuyện điện thoại với thầy, tôi đã ngồi thẫn thờ cả tiếng đồng hồ tưởng nhớ lại kỷ niệm hơn bốn năm về trước, lúc trở về Việt Nam thăm gia đình, tôi đã hỏi thăm và tìm cách đến thăm Thầy sau gần 30 năm cách biệt. Nếu không có một người bạn học dẫn tới, chắc chắn tôi không thể nào nhận ra thầy cũ của mình… Tôi chỉ nấc lên được một tiếng “thầy” rồi ôm chầm lấy thầy mà khóc òa trong tức tưởi! Thầy tôi đó, một ông lão gầy gò ốm yếu, tóc chỉ còn lơ thơ vài sợi trắng như tuyết, và vẫn chưa được “trả quyền công dân” sau bao nhiêu năm bị tù đày vì đã làm thầy của bao nhiêu người “quyền cao chức trọng” trước năm 1975. Thầy tôi chỉ là một nhà giáo dạy trường tư nhưng đã bị giam cầm và quản chế lâu hơn rất nhiều sĩ quan và công chức khác vì lúc nào thầy cũng “ngẩng cao đầu và đứng thẳng lưng” để không mất đi tư cách của một nhà giáo. Thầy tôi đã quyết định không đi Mỹ theo diện đoàn tụ, cũng chẳng nộp đơn theo diện H.O., chỉ muốn đi du lịch một lần cho biết trước khi về với ông bà tổ tiên.
> Sáng Thứ Bảy tôi thức dậy rất trễ vì tối hôm trước ngồi chuyện trò với thầy mãi tới gần 2 giờ sáng mới đi ngủ. Vừa bước xuống nhà tôi đã thấy thầy đang ngồi uống trà và đọc báo ở phòng khách. Nghe tôi chào, thầy tháo cặp kiếng lão rồi nói:
> – Đúng là “đi một ngày đàng học một sàng khôn” con ạ. Mới đọc vài tờ báo đã học được nhiều chuyện hay về đời sống của người Việt mình bên Mỹ… Con uống trà hay cà phê? Vợ con đã để sẵn phích nước sôi, hộp trà, và cà phê trên bàn. Chắc thầy làm ồn nên con giật mình hả?
> – Dạ không ạ. Bình thường con dậy sớm lắm. Thầy dậy lâu chưa ạ?
> – Mỗi đêm thầy ngủ có vài ba tiếng thôi. Con mệt cứ lên ngủ tiếp đi.
> – Con ngủ thẳng giấc rồi thầy ạ. Để con pha vội ly cà phê rồi chở thầy ra Eden chơi. Gần 10 giờ sáng rồi, thầy trò mình ra trễ khó tìm chỗ đậu xe lắm… Buổi chiều vợ chồng con và các cháu sẽ đưa thầy lên DC chụp hình và thăm Nhà Trắng, Quốc Hội, Tháp Bút Chì, Viện Bảo Tàng và những đài kỷ niệm khác.
> – Tuỳ con. Nhưng thầy không muốn gia đình con phát bịnh vì phải lo tiếp đãi thầy.
>
> Trong lúc chờ vắng xe để quẹo trái vào “Cổng Tam Quan” trước trung tâm Eden, thầy tôi hỏi lớn:
> – Đường này họ đặt tên là “Đại Lộ Sàigòn” hả con?
> – Dạ. Hồi đầu năm Thành Phố Falls Church cho phép cộng đồng Việt Nam để thêm tên “ Saigon Boulevard ” song song với tên đường chính thức là “ Wilson Boulevard ”. Còn bên trong khu Eden , tất cả các đường ngang dọc đều mang tên Việt Nam hết đó thầy.
> – Người Việt mình bên này hay thật!
> – Mai mốt thầy sang California hay Texas sẽ thấy nhiều trung tâm lớn hơn Eden nữa, và sinh hoạt người Việt dưới đó còn mạnh gấp mấy lần trên này thầy ạ.
> Tôi vừa quẹo xe vào cổng, thầy tôi đã nghẹn ngào thốt lên:
> – Ôi! Đẹp quá. Lá cờ… Lá Cờ Vàng… Ôi! Mấy chục năm rồi… Con nhớ chụp cho thầy mấy tấm hình dưới cột cờ nhé.
> – Dạ… Mà thầy không sợ gặp rắc rối lúc trở về Việt Nam sao?? Mấy người “du lịch” khác họ sợ liên luỵ lắm nên…
>
> – Ăn thua chi con. Ai sao kệ họ. Phần thầy đã nếm đủ rồi, chẳng có gì phải sợ hãi! Con lái xe tới gần chỗ cột cờ đi.
> – Dạ… nhưng phải đứng xa xa mới chụp được thầy ạ. Cây cột cờ cao quá.
> – Ừ nhỉ. Mà con nhớ chờ lúc gió nó bay bay rồi mới chụp cho đẹp nhé. Nhìn hai lá cờ Việt – Mỹ tung bay trong gió mà thấy lòng quặn đau con ạ. Ôi! Mấy chục năm rồi!
>
> Tôi nghe giọng thầy nghèn nghẹn như không muốn thoát ra khỏi đầu môi. Tôi biết thầy mình đang xúc động lắm. Hình như đôi mắt của thầy cũng long lanh ngấn lệ…
>
> Sau khi chụp mấy tấm hình với nhiều góc độ khác nhau, thầy cầm tay tôi nói nhỏ:
> – Con đi với thầy tới chỗ cột cờ nhé.
> – Dạ.
>
> Tôi theo thầy đến bên cột cờ. Thầy tôi trịnh trọng đưa tay sờ vào cột cờ như một cái gì linh thiêng lắm, rồi từ từ ngửa mặt, nheo mắt ngắm hai lá cờ đang tung bay phần phật dưới nắng ban mai. Mãi một lúc lâu thầy mới quay lại thầm thì bên tai tôi:
>
> – Thầy trò mình đứng im cầu xin cho những người đã hy sinh bỏ mình vì quê hương con nhé.
> – Dạ. Một phút mặc niệm phải không thầy?
> – Đúng. Đã có hàng trăm, hàng ngàn người bỏ mình dưới Lá Cờ này đó, con còn nhớ không? Ta bắt đầu cầu nguyện cho họ nhé.
> – Dạ.
> Sau mấy phút im lặng dưới cột cờ, tôi nhận ra sự thay đổi khác thường trên khuôn mặt già nua vì tuổi tác của thầy? Tôi biết biết chắc chắn đằng sau đôi mắt u uẩn đau buồn của thầy còn chất chứa bao nhiêu tâm sự không biết giãi bày cùng ai. Tôi đưa thầy dạo qua một vài cửa tiệm nhưng thầy tôi cứ lững thững đi theo như một kẻ mất hồn! Tôi dừng lại bên “quầy báo” trước cửa tiệm Phở Xe Lửa. Mặc dầu “người bán báo” hôm nay không phải là “chú thương phế binh” quen biết nhưng tôi cũng lên tiếng theo thói quen:
> – Chú cho cháu xin mỗi thứ một tờ.
> – Có ngay. Có ngay. 15 Đô tất cả.
> Thầy cầm tay tôi giặc giặc:
> – Ở nhà có mấy tờ Hoa Thịnh Đốn, Phố Nhỏ… rồi đó con. Sáng nay thầy đã đọc.
> – Dạ. Không sao thầy ạ. Con mua ủng hộ các chú gây “quỹ thương phế binh”.
> – Ồ. Quý hóa quá!
> Chờ lúc tôi nhận lại tiền thối và xếp báo xong xuôi, thầy tôi trao cho “chú bán báo” tờ giấy 5 Đô và nói nhỏ:
> – Ông cho tôi góp mấy đồng nhé.
> – Dạ… Dạ… Cám ơn. Xin lỗi ông đây là…
> Tôi đỡ lời:
>
> – Thưa chú đây là thầy cũ của cháu mới từ Việt Nam qua chơi.
> Không để tôi nói thêm, thầy tôi lên tiếng:
> – Tình chiến hữu! Tình chiến hữu! Đẹp thật! Đẹp thật! Các ông làm hay quá.
> Rồi quay sang tôi, thầy tiếp tục:
> – Con chụp cho thầy một tấm hình với ông anh đây. Con chụp cẩn thận để lấy hết hình cái sạp báo nhé.
> – Dạ.
Không biết thầy tôi và “ông bạn mới” to nhỏ những gì mà chú ấy phải chạy nhờ người trông dùm sạp báo để đi theo thầy tôi chụp chung một số hình dưới “sân cờ” với những nụ cười thật rạng rỡ trên khuôn mặt của cả hai người. Sau đó, thầy tôi nhất định không chịu vào tiệm ăn sáng, cứ nằng nặc bắt tôi chở về nhà để đọc báo và “con đi in ngay cho thầy mấy tấm hình!” Cũng may vợ và các con tôi đã dậy, và đang chuẩn bị bữa trưa trước khi chở thầy đi thăm thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
>
Thầy kính yêu,
>
Bao nhiêu năm ở Mỹ, hầu như tuần nào con cũng ghé Eden, và đã hơn một lần con đậu xe sát bên cột cờ, nhưng chưa bao giờ con xúc động như mấy phút cùng thầy cầu nguyện dưới cột cờ buổi sáng hôm đó. Đúng như cha ông đã nói – “không thầy đố mầy làm nên” – con đã quên mất ý nghĩa linh thiêng của Lá Cờ nếu như con không được một lần chứng kiến “cảnh đoàn viên” của thầy và Lá Cờ Vàng ở Eden sau bao nhiêu năm cách biệt. Mãi mãi con vẫn là đứa học trò bé nhỏ của thầy. Thầy không những đã dạy con qua sách vở và bài giảng mà còn qua chính gương sống của thầy. Con cầu xin để bài học về “Lá Cờ” không phải là bài học cuối cùng thầy dạy cho con.
>
Nguyễn Duy An
…………………………………………………………………
Fwd: Ngày lễ của mẹ…..với cuộc đời tôi .
phuongkim huynh to:…,me
Sau ngày lễ Mẹ đọc vẫn thấy hay .
>
Ngày lễ của mẹ…..với cuộc đời tôi .
>>> Tôi sợ ngày Lễ của Mẹ, Mother’s Day, từ khi tôi còn nhỏ, vì tôi chào đời chưa bao lâu đã bị mẹ tôi vứt bỏ.
>>> Mỗi năm tới Mother’s Day, tôi lại thấy ngại ngần. Trước và sau dịp Lễ của Mẹ, ti vi thường chỉ phát những ca khúc ca ngợi tình yêu thương của mẹ. Đài phát thanh cũng thế, có quảng cáo bánh quy đi chăng nữa, thì cũng cố lồng vào khúc nhạc ca ngợi tình mẹ, mà đối với tôi, mỗi khúc ca lại gợi nỗi buồn.
>>> Tôi đầy tháng thì bị người ta bỏ rơi ở ga xe lửa Tân Trúc. Các bác cảnh sát trong đồn cạnh ga túm lại lo cho tôi. Những người đàn ông này tìm ra được một bà đang nuôi con bú, giá mà không tìm được bà, có phải tôi đã khóc tới mức phát bệnh không. Đợi tôi bú no rồi ngủ ngon lành, các bác cảnh sát này mới nhẹ nhàng ẵm tôi tới Trung tâm nuôi dưỡng trẻ Đức Lan ở thôn Bảo Sơn, huyện Tân Trúc (Đài Loan). Tôi được trao cho các bà sơ hay cười ở đó.
>>> Tôi chưa từng gặp mặt mẹ tôi, hồi nhỏ tôi chỉ biết có các sơ nuôi tôi lớn. Mỗi tối, khi các anh các chị ngồi học bài, tôi chả có việc gì làm bèn túm lấy các sơ. Họ vào giáo đường đọc lễ tối, tôi cũng vào theo. Có lúc chui xuống gầm bàn lễ chơi đùa, có lúc làm mặt quỷ doạ các sơ đang hành lễ, thường xuyên nhất là tôi dựa vào một sơ nào đó ngủ gục, và bà sơ tốt bụng không đợi xong buổi lễ, khẽ bế tôi về đưa lên lầu đi ngủ. Tôi cứ cho rằng các bà sơ yêu tôi là bởi tôi giúp họ có cớ trốn sớm ra khỏi các buổi lễ.
>>> Những đứa trẻ như tôi đều là con của những gia đình không may mắn, nhưng đa số họ đều còn gia đình. Tết đến, chú bác đều tới đón họ, chỉ có mỗi mình tôi, tôi không gia đình, nhà ở đâu tôi không biết.
>>> [lecuame_01]
>>> Cũng vì thế, các nữ tu đối xử với đứa trẻ vô thừa nhận như tôi rất tốt, họ không bao giờ để cho ai bắt nạt tôi. Tôi học giỏi, các sơ vẫn tìm thêm người đến tình nguyện dạy tôi thêm.
>>> Bấm đốt ngón tay, đã rất nhiều người làm gia sư cho tôi, đều là những nghiên cứu sinh, thậm chí giáo viên đại học các trường Thanh Hoa, Giao Thông quanh vùng, cả các kiến trúc sư, nên tôi từ nhỏ cũng rất giỏi tiếng Anh.
>>> Các nữ tu ép tôi học đàn, năm lớp bốn tôi đã chơi phong cầm trong nhà thờ. Tôi tham gia các cuộc thi hùng biện, được làm đại diện học sinh của trường, nhưng từ nhỏ tôi không muốn tham gia bất kỳ chương trình nào kỷ niệm ngày Lễ Của Mẹ.
>>> Tôi yêu đàn, nhưng tôi kỵ phải chơi những bài hát tặng mẹ. Có những lúc tôi cũng nghĩ, mẹ mình là ai? Tôi đọc tiểu thuyết, tôi đoán tôi chính là một đứa con hoang. Cha tôi chơi bời chán thì bỏ rơi mẹ, và mẹ tôi còn quá trẻ chỉ còn biết mang tôi đi vứt bỏ.
>>> Tôi đỗ vào cấp Ba trường Tân Trúc, rồi vào đại học, tôi đỗ khoa Xây Dựng của Đại học Thành Công (Đài Nam).
>>> Thời sinh viên, tôi vừa học vừa làm. Đôi khi bà Tôn, người nữ tu nuôi tôi lớn cũng đến thăm tôi. Những cậu bạn cùng phòng thô lỗ của tôi vừa trông thấy bà đã vội trở nên lịch thiệp nhã nhặn. Rất nhiều bạn bè sau khi biết câu chuyện cuộc đời tôi đều an ủi, nói rằng, nhờ được các bà sơ nuôi dạy, tôi mới lịch lãm, bặt thiệp và giỏi giang như bây giờ. Ngày tốt nghiệp, bạn bè ai cũng có cha mẹ tới mừng. Tôi chỉ có một người thân duy nhất là bà sơ họ Tôn, chủ nhiệm khoa, vì thế đến chụp ảnh chung với bà.
>>> Khi tôi đi lính nghĩa vụ, tôi tranh thủ về thăm trung tâm Đức Lan. Lần này bà Tôn bỗng đột ngột trở nên nghiêm trang, bà gọi tôi ra, lấy từ ngăn kéo một phong bì, bảo tôi hãy xem bên trong có gì.
>>> Trong phong bì có hai chiếc vé. Bà Tôn cho tôi biết, khi cảnh sát ẵm tôi đến, trong áo tôi nhét hai tấm vé tàu này. Rõ ràng mẹ tôi đã dùng hai chiếc vé này để đi từ nhà tới ga Tân Trúc, một vé là đi từ phía Nam lên Bình Đông, tấm vé tàu còn lại là đi từ Bình Đông lên Tân Trúc. Đó là một tấm vé tàu chợ, tôi bỗng hiểu ra mẹ tôi là một phụ nữ nghèo.
>>> Bà Tôn cho tôi biết, các bà sơ thường không thích đi dò hỏi tìm hiểu về gia cảnh những em bé sơ sinh bị vứt bỏ, vì thế họ cứ giữ hai tấm vé này, chờ bao giờ tôi lớn sẽ tính. Họ đã quan sát tôi rất lâu, cuối cùng kết luận tôi là người lý tính, đã có đủ năng lực để xử lý việc này. Họ đã từng đi qua thị trấn ấy, thấy nơi đó rất nhỏ, nếu thực lòng tôi muốn tìm người thân, có lẽ sẽ không khó khăn.
>>> Tôi luôn mơ ước được gặp cha mẹ tôi một lần, nhưng giờ đây cầm hai tấm vé, tôi lại do dự. Giờ đây tôi đang sống rất tốt, có bằng đại học, có một cô người yêu sắp tính chuyện trăm năm, vì sao tôi lại phải đi ngược về quá khứ,đi tìm kiếm một quá khứ hoàn toàn xa lạ ? Hơn nữa tới tám chín phần là sẽ tìm được một sự thật không vui vẻ gì.
>>> Bà Tôn ngược lại đã khích lệ tôi. Bà cho rằng tôi đã có một tiền đồ xán lạn, không lẽ nào để bí ẩn về cuộc đời tôi trở thành một bóng đen u tối phủ lên tâm hồn. Bà khuyên tôi nên chuẩn bị sẵn cho tình huống xấu nhất, cho dù phát hiện ra sự thật là những gì tồi tệ, cũng nên giữ lấy niềm tin vào bản thân mình trong cuộc đời phía trước.
>>> Và tôi đã lên đường.
>>> Đó là một thị trấn bé xíu trên vùng núi, tôi chưa từng nghe qua tên gọi. Từ Bình Đông còn phải ngồi ô tô hơn một tiếng mới tới. Dù là phương Nam nhưng vì đang mùa đông, nơi đây lạnh lẽo. Thị trấn đúng là rất nhỏ, chỉ có một con đường nhựa, một đôi cửa hàng tạp hoá, một đồn cảnh sát, một văn phòng của chính quyền thị trấn, một trường tiểu học, một trường trung học, ngoài ra không có gì nữa.
>>> Tôi chạy đi chạy lại giữa đồn cảnh sát và văn phòng chính quyền. Rốt cuộc cũng tìm thấy hai thông tin có vẻ liên quan, một là dữ liệu của một đứa trẻ sơ sinh, một là thông tin gia đình báo mất tích con trai, thời gian mất tích là ngày thứ hai sau khi tôi bị bỏ rơi, đứa bé ra đời trước đó một tháng. Theo ghi chép của các sơ, khi tôi được phát hiện tại ga Tân Trúc, tôi cũng chỉ khoảng đầy tháng tuổi. Xem ra đây có vẻ là thông tin về tôi.
>>> Vấn đề là : Bố tôi đã chết rồi, bố tôi qua đời sáu năm trước, mẹ tôi cũng chết cách đây mấy tháng. Tôi có một anh trai, anh đã bỏ thị trấn, không biết đi đâu.
>>> Dù sao cũng là thị trấn nhỏ, ai cũng quen biết nhau. Một cảnh sát trong đồn bảo tôi, mẹ tôi làm nhân viên trong trường tiểu học, rồi ông dẫn tôi tới gặp hiệu trưởng.
>>> Hiệu trưởng là một người đàn bà vô cùng nhiệt tình. Bà nói, đúng là mẹ tôi đã phục vụ lâu năm tại trường, là một người đàn bà vô cùng tốt bụng, còn bố tôi thì vô cùng lười biếng. Tất cả đàn ông trong thị trấn đều ra ngoài kiếm việc làm, bố tôi không chịu đi xa, chỉ quanh quẩn trong thị trấn làm thuê công nhật, mà thị trấn nhỏ lấy đâu ra việc mà thuê người làm, vì thế cả đời bố tôi chỉ ăn bám vào tiền mẹ tôi làm nhân viên tạp vụ. Vì không chịu làm việc, tâm trạng ủ rũ, ông đành mượn rượu giải sầu, say rồi có lúc đánh đập mẹ tôi, đánh anh tôi. Tỉnh rượu thì cũng hối hận đấy, nhưng thói xấu quen rồi, mẹ tôi và anh tôi khổ sở cả đời vì ông. Anh trai tôi lúc học lớp bảy đã phẫn chí bỏ nhà ra đi, từ đó không bao giờ quay trở lại đây.
>>> [lecuame_02]
>>> Người đàn bà này rõ ràng có đẻ đứa con trai thứ hai, nhưng được một tháng tuổi thì đã mất tích bí ẩn.
>>> Bà hiệu trưởng hỏi tôi mọi chuyện, tôi tình thực kể hết. Khi bà biết tôi được lớn lên trong một cô nhi viện ở miền Bắc, bà bỗng xúc động lấy từ ngăn kéo ra một phong bì. Đây là phong bì bà tìm thấy sau khi mẹ tôi mất, giấu dưới gối mẹ tôi. Bà cho rằng những thứ trong đó chắc chắn phải có ý nghĩa rất quan trọng, nên bà quyết định giữ lại, đợi người thân của mẹ tôi tới nhận.
>>> Tôi run rẩy mở ra, thấy bên trong có rất nhiều vé tàu, từng tập vé tàu khứ hồi đi từ thị trấn miền Nam này tới Tân Trúc, tất cả được giữ gìn cẩn thận.
>>> Bà hiệu trưởng cho tôi biết, nửa năm một lần mẹ tôi xin nghỉ đi miền Bắc thăm họ hàng, chả ai biết họ hàng nào, chỉ thấy mỗi khi về bà vui lắm. Cuối đời mẹ tôi theo đạo Phật, điều bà hạnh phúc nhất là đã quyên góp các tín đồ Phật giáo được một triệu Đài tệ để tặng cho cô nhi viện của đạo Thiên Chúa. Ngày trao tiền bà cũng đích thân đi.
>>> Tôi nhớ lại, có lần một chiếc xe bus lớn đưa một đoàn thiện nam tín nữ từ phía Nam lên cô nhi viện. Họ trao tấm séc trị giá một triệu Đài tệ, quyên góp cho Trung tâm Đức Lan chúng tôi. Các bà sơ cảm động vô cùng, bắt tất cả bọn trẻ mồ côi phải đứng vào chụp ảnh kỷ niệm, tôi đang đánh bóng rổ cũng bị gọi vào chụp với mọi người một tấm ảnh. Giờ đây tôi bỗng dưng tìm thấy tấm ảnh ấy trong chiếc phong bì của mẹ. Tôi hỏi mọi người mẹ tôi là ai, họ chỉ vào người đứng cách tôi không xa.
>>> Nhưng làm tôi cảm động hơn là cuốn sổ lưu niệm ngày tốt nghiệp của lớp tôi, có một trang được photocopy lưu lại trong phong bì này. Đó là trang chúng tôi đội mũ áo tốt nghiệp, có hình tôi ở trong đó.
>>> Mẹ tôi, người mẹ đã vứt bỏ tôi, đã vẫn cứ đến thăm tôi, thậm chí có thể bà đã từng tham dự lễ tốt nghiệp của tôi.
>>> Giọng hiệu trưởng nhẹ nhàng: ” Anh nên cảm ơn mẹ anh, bà đã vứt bỏ anh, là để anh được sống một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu anh vẫn ở đây, cùng lắm là hết phổ thông anh lên thành phố làm thuê, ở đây hầu như rất ít người đỗ được vào Trung học. Mà nếu không may, không chịu nổi đòn roi của người cha, biết đâu anh cũng đã sớm bỏ nhà đi phiêu bạt như người anh trai, ra đi mãi mãi chả biết lưu lạc phương nào nữa.”
>>> Những giáo viên khác trong trường cũng đến, đều chúc mừng tôi đã tốt nghiệp đại học Quốc lập. Họ nói thị trấn này từ xưa tới nay chưa từng có học sinh nào thi đỗ được vào trường đại học Quốc lập.
>>> Tôi bỗng nhiên rưng rưng, tôi hỏi bà hiệu trưởng ở đây có cây đàn nào không. Bà nói, có đàn piano nhưng không tốt lắm, chỉ có đàn phong cầm thì mới mua.
>>> Tôi mở nắp cây đàn, tôi hướng ra vừng mặt trời mùa đông ngoài cửa sổ, tôi chơi bản nhạc dành tặng mẹ trong những dịp Lễ Của Mẹ. Tôi muốn mọi người biết rằng, tôi tuy là một đứa trẻ mồ côi lớn lên trong trại mồ côi, nhưng tôi không mồ côi, vì tôi có những bà sơ tốt bụng nuôi dưỡng tôi như mẹ, vì tôi có một người mẹ đẻ ra tôi luôn thương tôi. Bà quyết đoán và bà hy sinh để tôi có môi trường tốt lớn lên, để tôi có tiền đồ sáng sủa.
>>> Những thầy cô trong trường hát theo tôi. Tiếng đàn lan toả trong không trung, trong thị trấn vùng núi lạnh lẽo, trong ánh mặt trời chiều. Những cư dân trong thị trấn nhất định sẽ ngạc nhiên hỏi, vì sao hôm nay lại có giai điệu ngợi ca người mẹ?
>>> Vì hôm nay với tôi là ngày Lễ Của Mẹ. Chiếc phong bì đựng những tấm vé tàu cũ này làm tôi từ hôm nay không còn là một đứa trẻ mồ côi sợ hãi ngày Lễ Của Mẹ nữa.
Theo tác giả Cohangxom Cali – Ngày 11/03/2014
>
> Sent from my iPhone
………………………………