11/11: 1.Thày Năm Chén(Tiểu Tử)-2.Sư thích ở biệt thự-3.Nhận diện sư quốc doanh-
Category: Như là Ngụ ngôn .. Những nụ cười ..
Posted by: Tbl Đọc: 3696 lần
Fw: Fwd: [DuHi_group] Fwd: [tx2] THẦY NĂM CHÉN ( rất hay !)
An Truong to:…,me – Hình: Sông Hương Huế-Wikipedia-NN sưu tầm-
NĂM CHÉN-Tiểu Tử
Sau trận Tết Mậu Thân (1968) ở Huế, gia đình ông thầy thuốc Nam đó chết hết, chỉ còn lại có hai cha con. Nhà cửa tiêu tan, sự nghiệp tiêu tan, thầy không muốn ở lại cái vùng đất mà thầy cho là còn gần với quân xâm…
… lăng miền Bắc. Thầy gạt nước mắt, dẫn thằng con trong tuổi quân dịch đi vô Nam. Thầy nói: “Ở trong nớ tuy tứ cố vô thân nhưng chắc chắn là mình được yên ổn lâu dài”.
>>
Trên chuyến xe vào Sài Gòn, ông bắt chuyện với một sư ông lên xe ở trạm Nha Trang. Thì ra sư ông cũng là thầy thuốc Nam nữa. Nhờ vậy, tâm sự được dàn trải dễ dàng. Sư ông trụ trì ở chùa Thiền Lâm Gia Định, vừa làm phật sự vừa bắt mạch vừa bốc thuốc. Sư ông nói:
>> – Tôi làm không xuể.
>> – Bịnh nhân có đông không ?
>> – Tùy mùa. Nói chung chung thì cũng nhiều. Với tôi, phật sự là chánh, còn chữa bịnh là phụ. Vì không đủ thời giờ nên tôi đành từ chối bịnh nhân … Thấy cũng tội nghiệp !
>>
>> Khi sư ông biết tình cảnh của cha con ông thầy thuốc Nam, sư đề nghị:
>> – Nếu ông anh không chê thì tôi xin mời ông anh về tá túc với chúng tôi. Mình sẽ phụ nhau chữa bịnh cho đồng bào thì thật là hoan hỉ.
>>
>> Trong cảnh “tứ cố vô thân”, đề nghị của sư ông như một cái phao. Ông thầy nhận lời và cám ơn rối rít. Sư ông nói:
>> – Đời sống trong chùa đạm bạc như thế nào chắc ông anh cũng đoán biết, không cần phải giải bày. Duy chỉ có điều này là cần nói rõ: bịnh nhân đến chùa phần đông là đồng bào nghèo, mà chùa thì không có khả năng tài chánh để chữa thí, vì vậy, mình chỉ lấy tiền thuốc thôi.
>> – Ngoài nớ, gặp bịnh nhân nghèo, tôi cũng làm như rứa. Đôi khi còn không lấy tiền.
>> – A di đà Phật …
>> … Chùa Thiền Lâm nằm giữa một nghĩa trang vây quanh bởi một bức tường rào xây bằng gạch bờ-lóc không có tô và cũng không quét vôi. Nhiều nơi tường bị nứt dài, gạch bể lỗ đỗ. Dọc theo mặt tiền là mấy “tiệm” hớt tóc (Không biết gọi là gì cho đúng. Mấy anh thợ hớt tóc, trước đây hớt tóc dạo, bây giờ … đóng đô ở đó bằng cách đóng lên tường mấy cây đinh rồi móc tấm ni-lông hay tấm vải trắng cỡ thước rưỡi bề ngang, có mấy cây trúc chống căng ra như một mái nhà. Bên dưới, đặt hai ghế đẩu – một cho khách, một cho thợ hớt tóc – và trên tường treo ngang tầm mắt người ngồi ghế đẩu là tấm kiếng cỡ hai trang giấy lớn. Trên tường cũng có viết nguệch ngoạc bằng sơn dầu các kiểu tóc và giá cả. Chiều, họ gỡ hết đem đi. Sáng, họ trương lên, ngồi đánh cờ tướng với nhau hay hút thuốc rung đùi … đợi khách !). Cổng vào nghĩa trang, bằng sắt rỉ sét xiêu vẹo, mang một bảng gỗ đã mục nhiều nơi, lớp sơn tróc rơi để lòi sớ gỗ, nhưng cũng còn vừa đọc vừa … đoán ra được hàng chữ: “Nghĩa trang Hội Tương tế X…”. Từ ngoài ngõ chạy thẳng vô chùa là đường đất đỏ nằm giữa hai hàng cây điệp. Vây quanh chùa là mả thấp mả cao xếp hàng dài dài …
>>
>> Chùa là một ngôi nhà cất theo kiểu xưa: nền cao, nóc bánh ích, cột kèo gỗ, ba gian hai chái, hàng ba thật rộng. Không có mái cong chạm rồng chạm phụng gì hết. Mới nhìn tưởng là nhà ở chớ không phải chùa ! Biết là chùa nhờ có tấm bảng nằm dưới mái hiên: “Thiền Lâm Tự” ! Bên trong không có “năm ngăn bảy nắp đầy dẫy tượng Phật, tượng Bồ Tát sơn son thếp vàng” như mấy chùa nổi tiếng. Nhưng cũng có đầy đủ ngôi tam bảo với các vật dụng cần thiết để làm phật sự. Ở đây, đúng là một cảnh chùa nghèo. Tuy nhiên, theo lời sư ông, những ngày rằm ngày vía, phật tử đến cúng bái khá đông. Phần lớn là đồng bào ở trong vùng và những người không thích “chùa nhà giàu” – chính họ nói như vậy.
>>
Về chùa Thiền Lâm, sư ông phân công rõ rệt: sư ông và người đệ tử lo phật sự và trông nom trong ngoài, còn cha con ông thầy thì lo phần chữa bịnh kể cả việc đi bổ thuốc. Cái chái phía bên phải xưa nay vẫn là phòng mạch, bây giờ giao hẳn cho ông thầy tự do sắp xếp. Cha con ông được cho một căn buồng ở hậu liêu, có cửa sổ nhìn ra vườn rau cải của chùa. Lâu lâu, có ai rước sư ông đi làm đám ở đâu thì cha con ông thầy lãnh phần đèn nhang cúng bái thường nhựt …
>>
Ông thầy chữa bịnh mát tay nên bịnh nhân càng ngày càng đông. Thầy bắt mạch, rờ trán, xem lưỡ i… rồi bốc thuốc gói từng thang bằng giấy báo. Khi trao thuốc lúc nào thầy cũng dặn: “Đổ vô năm chén nước, sắc còn một chén uống”. Thang nào của thầy cũng là năm chén nước và không thang nào là không đi kèm với câu dặn dò trên. Vì vậy, bịnh nhân và người trong vùng gọi ổng là “thầy năm chén”. Lâu ngày thành tên luôn, làm như thầy thứ Năm và tên Chén vậy ! Cho nên, về sau, khi nói chuyện với thầy, bịnh nhân gọi thầy bằng “thầy Năm” rất tự nhiên. Không thấy thầy ngạc nhiên hay cải chánh gì hết !
>>
Thằng con thầy Năm Chén, tên Kiệt, thông minh học giỏi cần cù. Kiệt thi đậu vào trường kỹ thuật Cao Thắng. Mấy năm sau, chưa ra trường đã phải nhập ngũ, đi công binh. Lâu lâu được kỳ phép, về chùa giúp cha bổ thuốc bốc thuốc, giống như thời mới vào Nam với hy vọng “nơi ni mình sẽ được yên ổn lâu dài”…
>>
>> … Vậy rồi có ngày 30 tháng tư 1975…
Hồi thời Tết Mậu Thân, thầy còn chạy vô Nam. Bây giờ, thầy không biết chạy đi đâu nữa. Thầy thở dài: “Đúng là cái số !”. Bản chất thầy hiền hòa mộc mạc như các vị thuốc Nam của thầy, cho nên sự miền Nam mất vào tay cộng sản, thầy nghĩ rất đơn giản: “Tại ông Trời ! Nhơn bất thắng Thiên, ông bà mình dạy như rứa. Khi ổng đã định, mần răng mà cãi được !”. Hồi xưa, thầy học “chữ thánh hiền” trước khi thầy học thuốc. Chữ thánh hiền đã cho thầy có cái nhìn rất khiêm tốn khi thầy chữa bịnh: “Chẳng qua là phước chủ may thầy …”. Bây giờ, sống trong nghĩa trang, ngày ngày nhìn mấy lô mả to mả nhỏ nằm im hàng hàng, thầy càng tin ở số mạng. Cái số thầy phải bỏ xứ để vô Nam, cái số thầy phải ở chùa bốc thuốc, rồi bây giờ cái số thầy “bị mất nước; sống mần răng với bọn cộng sản đây ?”. Nghĩ đến đó, thầy tự an ủi: “Chừ, mình sống giữa những người chết, chắc bọn nó để cho yên …”.
>> Kiệt đi học tập mấy hôm rồi về chùa phụ sư ông quét dọn trong ngoài, bởi vì bên phòng mạch bịnh nhân cũng vắng. Làm như người ta lo sợ quá rồi … quên bịnh ! Trái lại bên phía chùa thì lại đông người lui tới và ngày nào cũng có người. Làm như bây giờ người ta chỉ còn biết … dựa vào Phật !
>>
>Thời gian sau, Kiệt tìm được việc làm ở Khánh Hội, trong một ga-ra nằm cạnh bờ sông, chuyên sửa máy xe hơi máy tàu. Thầy Năm Chén và sư ông lâu lâu đóng cửa phòng mạch, đóng cửa chùa để đi học tập chánh trị. Bởi vì “tư tưởng Mác Lê là ngọn đuốc soi đường cho nhân loại”, phải thông suốt để về chùa làm phật sự cho đúng … “tác phong cách mạng” và về phòng mạch kê toa bốc thuốc cho hợp với … “yêu cầu đấu tranh giai cấp Một hôm, mấy cán bộ thành vào viếng nghĩa trang. Sau khi đi một vòng, họ khen … hai hàng phượng đẹp ! Cuối cùng, họ nói:
>> – Theo quy hoạch của thành phố, nơi này sẽ là công viên cây xanh, để đồng bào quanh vùng có nơi thư giãn. Việc bốc mộ sẽ có thông cáo. Mấy người được ở lại đây để trông chừng việc bốc mộ cho đến thời hạn ấn định trong thông cáo là phải dọn đi ngay. Rõ chứ ?
>>
>> Sư ông làm thinh. Thầy Năm Chén cũng làm thinh. Nói cái gì bây giờ ? Đối với những người không biết luật pháp, đối với chế độ CS không có luật pháp, thì nói “ừ” hay nói “không” cũng đều là vô nghĩa ! Bởi vì họ không chấp nhận sự đối thoại. Ngoài ra, họ kiêu căng đến mức độ có thể viết một câu tổ bố và lố lăng quá mức mà ai cũng thấy trên đường đi Bến Lức – câu này dân chúng chuyền miệng cho nhau nghe từ mấy tháng nay và chính mắt thầy Năm Chén đã đọc khi đi bổ thuốc ở vùng đó – “Thằng trời đi chỗ khác chơi; Để cho Nông Hội tiến lên làm mùa”. Thì … còn lời gì để nói ?
>>
>> Nhưng sự “làm thinh” của sư ông và thầy Năm Chén không phải chỉ đơn thuần ở chỗ “hết nước nói”, mà còn là cách để tỏ thái độ của hai ông: làm thinh là khinh miệt bọn chúng, những thằng không đáng để nói chuyện, những thằng mất gốc, tổ tiên không thờ đi thờ hai thằng tây mũi lõ Mác gì gì Lê gì gì đó không biết nữa. Sự làm thinh của hai ông – sự làm thinh của kẻ sĩ – có giá trị gấp mấy lần những lời thóa mạ chửi bới, vậy mà mấy cán bộ CS lại cho là “thành quả của giác ngộ cách mạng” !
>>
>> Mấy hôm sau, thầy Năm Chén kéo thằng con ra góc nghĩa trang, thấp giọng nói:
>> – Cha có chuyện ni muốn nói với con. Nhưng con phải giữ kín.
>> – Dạ.
>> – Con nên tìm đường đi chui đi.
>> – Cha nói chi lạ rứa ?
>> – Không có chi lạ hết. Cha không muốn con ở lại xứ ni. Mình không còn đất đứng nữa, con à.
>>
>> Nói đến đây, giọng thầy nghẹn lại. Thầy không nhìn con. Thầy nhìn ra mấy lô mả. Thầy chớp mắt thật nhanh để nước mắt đừng đọng thành giọt. Rồi thầy thở dài …
>>
>> Mồ mả sao mà an bình chi lạ. Rồi sẽ không còn được như vầy nữa, nay mai … Chế độ không để cho ai được yên, kể cả người chết !
>>
>> Kiệt nhìn cha, bồi hồi. Con người đó xưa nay hiền hòa, an phận. Vậy mà bây giờ lấy một quyết định có tánh cách chống đối dầu là tiêu cực, chứng tỏ ông “chịu đựng hết nổi”.
>> – Nghèo như mình thì lấy vàng mô mà đi chui, cha ?
>> – Cha nghe nói có nhiều người làm việc trên tàu. Họ đi được.
>> – Nhưng đó là họ đi một mình. Đi đánh cá, gặp dịp là đi luôn.
>> – Thì cha cũng muốn con tìm cách làm như rứa. Con cũng một mình chớ mấy mình.
>> – Không ! Con còn có cha nữa.
>> – Đừng lo cho cha. Cha già rồi. Tương lai là con, mô phải là cha.
>> – Gia đình mình chết hết, còn lại có hai cha con. Con đâu thể nào bỏ cha được, cha.
>> – Chính bởi vì cha chỉ còn lại có mình con mà cha muốn con phải đi khỏi xứ ni. Cha không muốn thấy con làm tôi mọi cho một lũ ngu dốt. Cha muốn thấy con được sống trong một xứ tự do. Có nghèo cũng nghèo trong tự do. Mà rủi có … rủi có chết cũng chết trong tự do,con à.
>>
>> Đến đây thì Kiệt không dám nhìn cha, bởi vì gương mặt héo hon đó vừa nhăn nhúm lại như một miếng cau khô. Lòng quặn thắt, Kiệt nhìn đi nơi khác.
>>
>> Mồ mả sao mà an bình chi lạ. Đằng kia, hai hàng phượng trổ bông đỏ ối. Màu đỏ trong nghĩa trang, xem vừa lạc lõng vừa vô duyên, không hợp tình hợp cảnh chút nào. Vậy mà bao lâu nay Kiệt không hề để ý. Làm như phải lâm vào một nghịch cảnh, người ta mới nhìn thấy rõ những nghịch cảnh chung quanh ! Bây giờ thì đến phiên Kiệt thở dài …
>>
>> … Từ ngày có thông cáo dán trên cổng nghĩa trang, đồng bào tới lui chùa nườm nượp. Làm như thiên hạ muốn gần Phật thường hơn, đều đặn hơn, lâu hơn … trong những ngày những tháng còn lại này. Bởi vì Phật sẽ không còn được ở đây nữa, mặc dầu – theo lời ông già bà cả trong xóm – Phật đã được an vị ở chùa này gần ba mươi năm, hồi thời chưa có nghĩa trang, hồi thời bà phủ S. chưa bán đất cho Hội Tương tế X. Họ nói với nhau: “Nhà Nước CS này ngang ngược không nể nang ai hết. Có ngày sẽ bị Trời Phật trừng phạt cho coi !”.
>>
>> Bên phòng mạch, bây giờ, lúc nào cũng đông người. Có bịnh nhân đến xem mạch và có những người không phải đến xem mạch nhưng đã từng uống thuốc của thầy Năm Chén. Những người này, sau khi cúng bái bên chùa, bước qua đây ngồi nói chuyện cà kê. Làm như để hỗ trợ tinh thần thầy vậy. Có người hỏi:
>> – Rồi thầy dọn đi đâu ?
>> – Biết đi mô chừ !
>> – Quân gì mà vô nhân đạọ Muốn đuổi ai thì đuổi. Muốn lấy của ai thì lấy. Mà mở miệng ra là “cho nhân dân, vì nhân dân”.
>> – Tại cái số của tôi như rứa, mấy ông à. Nói mần chi ?
>>
>> Bây giờ, thầy Năm Chén, sau khi trao mấy thang thuốc cho bịnh nhân, không phải chỉ nói vỏn vẹn câu quen thuộc “đổ năm chén nước, sắc còn một chén uống”, mà còn dặn dò thêm phải ăn uống như thế nào, phải kiêng cữ những gì bởi vì “cái tạng ni dễ bị bịnh khi trái gió trở trời”… Thầy còn nói: “Khi mô thấy bắt đầu khó chịu thì lấy bao nhiêu lá gì với lá gì kèm theo bao nhiêu bông gì với bông gì … sắc uống cho nó chận”. Thầy làm như ngày mai thầy sắp đi xa. Và chắc đi lâu lắm, bịnh nhân cần bảo trọng lấy thân. Người nào cũng cảm động khi nhận mấy thang thuốc của thầy, mấy thang thuốc không phải chỉ có những vị này vị nọ, mà có cả tình người nằm trong đó. Chất liệu trân quí này, trong thời buổi này, thật hiếm hoi. Cho nên, khi cầm trên tay mấy thang thuốc, cử chỉ của họ bỗng trở nên trang trọng. Và người nào cũng nghĩ: “Tội nghiệp ! Người hiền hậu như vậy, bảy tám năm nay giúp đỡ đồng bào bịnh nhân ai cũng mang ơn … Vậy mà nhà cầm quyền CS cũng không để cho yên !”.
>>
>> … Ít lâu sau, Kiệt được một người bạn có tàu đánh cá rủ đi chui bởi hắn đang cần người xếp máy. Kiệt về chùa cho cha hay. Thầy Năm Chén mừng rớt nước mắt:
>> – Rứa là lời cầu nguyện của cha đã được Ơn Trên chứng giám. Khi mô đi ?
>> – Mười hôm nữa.
– Ờ … Chừ thì mình vô thắp nhang lạy tạ Trời Phật, đi con.
Năm hôm sau, bỗng thầy Năm Chén than “khó thở”, “tỳ vị bất thông”. Thầy không ăn được cơm, thầy ăn cháo. Cháo với chao, tương, rau luộc. Không ăn được những món cứng như dưa leo, dưa cải, củ cải muối … những món thường dùng trong bữa cơm chay lạt ở chùa. Không thấy thầy uống thuốc. Thầy nói: “Cứ ăn cháo vài hôm là khỏi”. Sư ông thương hại, an ủi: “Họ đuổi thì mình đi. Thầy lo làm chi cho sanh bịnh. Chừng hết hạn bốc mộ, tôi sẽ đưa thầy về quê tôi ở Nha Trang. Ở đó, cũng có một ngôi chùa nhỏ như vầy. Mình sẽ tiếp tục giúp đồng bào như đã làm lâu nay. Thầy yên tâm đi. A di đà Phậ t…”.
>>
>> Ngày thứ mười, cha con thầy Năm Chén qua chùa lạy Phật. Xong, thầy đưa cho Kiệt một gói bằng vải đỏ đã phai màu nhỏ bằng đầu ngón tay cái, cột làm nhiều gút, nói:
– Cha cho con cái ni. Con giữ kỹ trong người để hộ thân.
Kiệt cho vào túi áo trên ngực, cẩn thận gài miệng túi bằng cây kim tây, nhìn cha cảm động, nghĩ: “Cha thật chu đáọ Còn nhớ cho mình bùa ngải để hộ thân nữa”.
>>
Chia tay mà hai cha con không dám ôm nhau. Sợ người ta để ý. Thầy không đưa con ra cổng nghĩa trang. Sợ người ta để ý. Thầy không dám để rơi một giọt nước mắt. Sợ người ta để ý ! Thầy chỉ thở dài. Thời buổi bây giờ, chỉ có thở dài là không thấy ai để ý. Bởi vì, ai cũng thở dài hết !
>>
… Thời gian sau, thầy Năm Chén theo sư ông về chùa ở ngoại ô Nha Trang. Thầy lại bốc thuốc giúp đồng bào nghèo. Kiệt đi chui, lọt. Rồi định cư ở Canada …
>>
Một hôm, sực nhớ gói bùa ngải của cha, Kiệt tò mò mở ra xem: đó là ba cái răng vàng, loại răng cấm. Thì ra thầy Năm Chén đã cạy ba cái răng vàng của mình để cho con làm của hộ thân ! Không còn răng để nhai cơm, thầy chịu ăn cháo suốt phần đời còn lại. Nhớ cha, thương cha, Kiệt cầm ba cái răng vàng trong tay mà khóc hết nước mắt …
Tiểu Tử
……………………………………………………………
Vĩnh Long: Một sư trụ trì ‘thích’ ở… biệt thự!
Nguồn:chuaphuclam.vn
Gần đây, người dân tỉnh Vĩnh Long bàn tán xôn xao về việc sư trụ trì Bồ Đề Cổ Tự (xã Mỹ Hòa, huyện Bình Minh) mua đất xây biệt thự trị giá cả chục tỉ đồng để ở sát cạnh chùa.
Trong khi ngôi biệt thự của sư trụ trì Bồ Đề Cổ Tự xây dựng hết sức sang trọng thì ngôi chùa này – nơi đặt bia tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ – lại xây dựng ì ạch mấy năm nay chưa xong.
Để chùa hoang vắng
Ngày 17-10, đến viếng Bồ Đề Cổ Tự, chúng tôi không khỏi ngạc nhiên vì ngôi chùa này như bị bỏ hoang. Sân chùa toàn cát và đá dăm lởm chởm. Phần chánh điện chỉ khoảng 1/4 đã được sơn vẽ, phần còn lại bị bỏ dang dở. Dãy nhà ở bên trái chánh điện trông thê thảm hơn với những bức tường chưa được tô xi-măng, rêu bám dày. Tìm khắp chùa, chúng tôi không gặp bất kỳ ai. Chỉ đến khi chúng tôi loay hoay tìm nhang để thắp trước bia tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ thì một phụ nữ bất ngờ xuất hiện.
Người phụ nữ này tự xưng là cô Tư, một phật tử. Nghe chúng tôi thắc mắc về sự hoang vắng của ngôi chùa, cô Tư cười xòa, lý giải: “Không phải bỏ hoang đâu! Sư ở nhà của sư bên kia kìa!”. Cô Tư chỉ tay về phía sau chùa, nơi thấp thoáng nóc một ngôi nhà trông rất đẹp. Cô Tư còn giải thích thêm hằng ngày, chỉ có cô và một phật tử nữa qua lại để trông coi chùa, còn sư trụ trì thì chỉ qua chùa khi nào cần thiết, thời gian còn lại sư ở nhà của sư (!).
Có việc cần xử lý mới qua chùa
Nhà của sư là một công trình rất lớn và đẹp. Phần tường rào xây kín cao hơn 2 m. Đường dẫn vào cửa chính của công trình này là các bậc đá được xếp uốn lượn trên mặt nước. Nội thất của công trình rất sang trọng với nhiều đồ gỗ, gạch lát sàn, ốp tường cao cấp.
Ngôi biệt thự được sử dụng làm tịnh thất của nhà sư trụ trì chùa Bồ Đề Cổ Tự
Đón tiếp chúng tôi ở ngưỡng cửa là một vị sư còn khá trẻ, xưng là thầy Thích Phước Tấn, trụ trì Bồ Đề Cổ Tự. Lúc đầu, thầy Tấn mặc quần soóc tiếp khách. Sau đó, thấy chúng tôi tỏ vẻ ái ngại, thầy mới đi thay quần dài. Khi nghe chúng tôi giới thiệu là những người làm ăn từ TP HCM về Vĩnh Long chơi, đang muốn cúng dường cho chùa, thầy Tấn rất hồ hởi. Thầy cho số điện thoại liên lạc và bảo nếu không chuyển tiền trực tiếp được thì thầy cho số tài khoản ngân hàng. Chúng tôi thắc mắc chùa cần bao nhiêu tiền nữa để hoàn tất việc xây dựng, thầy Tấn lắc đầu bảo: “Có bao nhiêu tiền thì xây bấy nhiêu chứ không ước tính được”.
Với câu hỏi việc xây mới chùa từ khoảng năm 2007 đến nay đã tốn tổng cộng bao nhiêu tiền, thầy Tấn lại tiếp tục lắc đầu, bảo cũng chẳng nhớ nổi. Về lý do chùa xây mãi chưa xong, thầy Tấn luôn miệng than là do thiếu tiền. Dù vậy, thầy Tấn thừa nhận vẫn đang cho thợ thi công để hoàn thiện tịnh thất, nơi ở của thầy hiện giờ. Khi chúng tôi hỏi thường ngày thầy có ở bên chùa không thì thầy Tấn cười bảo: “Hên xui! Khi có việc gì cần xử lý bên chùa thì thầy mới qua, thời gian còn lại thì thầy ở trong tịnh thất”.
Điều đáng nói là nhiều người dân, trong đó có những người là người thân của các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ, rất bức xúc về chuyện này. Họ cho rằng thầy Tấn cố ý xây Bồ Đề Cổ Tự ì ạch nhằm xin thêm tiền của những người đến viếng các “ông Cầu” (cách người dân gọi những nạn nhân trong vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ). Số tiền này không dùng để hoàn thiện ngôi chùa mà dùng cho mục đích riêng của thầy Tấn, trong đó có việc xây ngôi biệt thự.
Thùng tam bảo là… két sắt!
Trước bia tưởng niệm các nạn nhân vụ sập nhịp dẫn cầu Cần Thơ đặt trong khuôn viên Bồ Đề Cổ Tự có để một thùng tam bảo để khách viếng bỏ tiền cúng dường cho chùa. Điều bất ngờ là thùng tam bảo này lại là một cái két sắt thay vì thùng gỗ như ở một số chùa khác.
Chiều 22-10, trả lời thắc mắc của phóng viên Báo Người Lao Động về những bức xúc của người dân xung quanh vụ việc này, đại diện Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Vĩnh Long cho biết ban chưa nắm được sự việc. “Ban Trị sự sẽ xác minh, làm rõ sự việc” – vị đại diện này khẳng định.
Theo Nhật Thanh – NLD
Trích Nội quy Ban Tăng sự GHPGVN chương V: Quản lý tự viện và tăng, ni –
ban hành kèm theo Quyết định số 243/2013/QĐ.HĐTS ngày 17/07/2013 của Ban Thường trực HĐTS GHPGVN)
ĐIỀU 26 : Thành viên Tăng, Ni (Tu sĩ) Giáo hội Phật giáo Việt nam đều phải cư trú tại các cơ sở Tự viện hợp pháp của Giáo hội. Trường hợp vì yêu cầu phục vụ lao động sản xuất, tham gia các công tác từ thiện xã hội, phục vụ nhân dân buộc phải cư trú ngoài cơ sở Tự viện v.v… thì phải có thời gian cụ thể và được sự chấp thuận của Ban Trị sự GHPGVN cấp tỉnh nơi đi và nơi đến.
ĐIỀU 27: Tăng, Ni không được cư trú và hoạt động tín ngưỡng Đạo Phật tại các nơi thờ tự không phải là tín ngưỡng Đạo Phật như: Đình, Đền, Phủ, Miếu, nhà trọ, nhà khách v.v… và không được cư trú tại các tư gia Phật tử.
* Ý kiến bạn đọc:
1. Lyngo
Mình là một Phật tử. Nghe bài báo phản ảnh mà thấy buồn. Chẳng lẽ, người xuất gia nương nhờ cửa Phật mà chỉ biết hưởng thụ thôi sao? Xưa nay, chưa thấy một vị chân tu nào tự xây biệt thự riêng cho mình, còn ngôi chùa mình trụ trì thì lại để hoang vắng như vậy. Sư thầy Thích Phước Tấn lấy tiền đâu để xây biệt thự? Chắc chắn đó là tiền của Phật tử bốn phương cúng dường. Thầy Tấn nên nhớ rằng tiền đó là để làm việc Phật sự chứ không một ai được lạm dụng riêng tư cho cá nhân mình. Nếu thầy Tấn là một chân tu thì chắc thầy hiểu lời răn của đức Phật. Xin thầy tự nghĩ đi, mình có làm sai lời Phật dạy không?
2. Ngô Quang Đại
Tôi đọc bài báo này mà phát buồn. Từ cổ chí kim có sư nào ở biệt thự chưa? Thật chướng tai, gai mắt. Tiền ở đâu ra để xây biệt thự? Không cần điều tra cũng biết là tiền cúng dường của phật tử và của những người hảo tâm bốn phương rồi! Sư đi tu ở đâu?có phải ở chùa hay ở “biệt thự”. Chắc ông này muốn”hoàn tục” rồi. Đề nghị Trung ương Hội phật giáo Việt nam vào cuộc:”tịch thu biệt thự, đuổi khỏi chùa” để không làm hoen ố hình ảnh của những nhà chân tu.
………………………………………………………………………….
Fw: Nhận Diện Sư Quốc Danh
Kim Vu to:…,me
> Sư Quốc Doanh VC tại Hoa Kỳ
>
> Làm Thế Nào Để Nhận Diện Sư Quốc Doanh?
> Bài của Minh Hiền ở New Jersey
>
> Cũng nên nhắc lại trước 1975, Việt Cộng (VC) đã thành công trong việc gài cấy đặc sứ cộng sản trong các chùa chiền ở miền Nam để điều khiển và gây chia rẽ trong giáo hội Phật Giáo Miền Nam. Sách động phật tử miền Nam Việt Nam chống đối chính quyền đương thời. VC đã thành công trong việc lợi dụng lòng tin của người phật tử để mưu cầu thế lực chính trị của họ. Chính sách “bình mới rượu cũ” một lần nữa lại đang được CS áp dụng với tín đồ phật tử tại hải ngoại.
>
>
> Trong hai thập niên từ năm 1975 đến năm 1995, Việt Cộng đã thành công phần nào trong chính sách đàn áp các thế lực chống đối ở trong và ngoài nước. Trong thì chúng dùng AK, ngoài thì dùng chính sách chia rẽ, phân hoá, gây nghi ngờ trong Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại (CĐNVHN), đặc biệt là làm yếu đi thế chính trị của GHPGVNTN (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất) cùng các thế lực tôn giáo chống cộng khác mà chúng cho là có thể ảnh hưởng đến chế độ cai trị của chúng.
>
> Từ kết quả thành công nầy, chính quyền VC đã không ngần ngại tung ra hải ngoại hàng ngàn “Cán Bộ Đầu Trọc (CBĐT)” mà chúng ta hay gọi là “Thầy Tu Quốc Doanh” nhằm hai mục đích chính:
>
>
> I. Áp dụng chiến thuật “Biển Chùa”: Trong thời chiến, chúng áp dụng chiến thuật “Biển Người” cho mục đích xâm lăng, cướp đoạt miền Nam VN thì bây giờ chúng áp dụng chiến thuật “Biển Chùa”, xây thật nhiều chùa nhằm chia cắt và lấy đi thế lực ủng hộ của CĐNVHN (Cộng Đồng Người Việt Hải Ngoại) đến các thế lực tôn giáo chống đối.
>
>
> II. Xây dựng một hệ thống kinh tài qui mô: Mục tiêu là nhắm vào lòng tin của tín đồ phật tử trên khắp nước Mỹ, Úc Châu và Châu Âu là những vùng có mật độ “Việt Kiều” cao. Những vị Việt Kiều cao niên được coi là những “con mồi ngon” nhất của chúng.
>
> Chúng đã thành công rực rỡ trong hai mục đích trên. Đơn giản, trong các ngôi chùa được xây sau 1975 tại hải ngoại, hầu hết các thầy nay đã già yếu và cần người thay thế. VC đã biết và đã huấn luyện người của chúng để chuẩn bị thay thế các thầy từ lâu. Hầu hết những ngôi chùa Việt Nam ở hải ngoại đều bị tụi CBĐT này; trước hết là đến xin vào tu trong những chùa này. Kế đến là tìm hiểu tình hình rồi tìm cách gây chia rẽ phật tử (ban trị sự). Cuối cùng là chiếm đoạt ngôi chùa khi vị tu si chủ trì khuất bóng.
>
> Ngoài ra chúng ào ạt xây chùa to nhỏ khắp nơi, bành trướng mạng lưới kinh tài của chúng. Thành ra hầu hết những ngôi chùa Việt Nam ở hải ngoại đều bị tụi CBĐT này khống chế. Vụ Xì Căn Đan* của ông CBĐT Lê Tiến ở Utah thật ra không có gì lạ cả mà là đã và đang xẩy ra trong hầu hết những ngôi chùa này. Quí vị có thể tự mình chứng minh chuyện nầy bằng cách quan sát rằng hầu hết những ngôi chùa VN ở hải ngoại đều có những nét đặc thù và hiện tượng sau đây:
>
> 1. Sư (CBĐT) được xuất cảng từ Việt Nam (made in VN, thuộc GHPGVN (Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam)). Lai lịch bất minh. Biện hộ quanh co hoặc tìm cách né tránh khi bị hỏi về vấn đề này (bị phật tử để ý và điều tra lý lịch).
>
> 2. Các chùa này hay tiếp nhận những sư (CBĐT) đi “công tác từ VN”.
>
> 3. Hay đi về VN. Lúc ở hải ngoại thì rất thường hay liên lạc với VN (để nhận chỉ thị??? hoặc có thể báo cáo những nhân vật nào có tư tưởng đối nghịch với đường lối của CS để theo dõi??? hay báo cáo tổng kết chi-thu để chia chác tiền bạc???).
>
> 4. Phần lớn những CBĐT nầy là thanh niên hoặc trung niên, khoảng từ 20 – 45 tuổi. Cán bộ già thì ít hơn nhiều. Có lẽ không có sức làm tiền nhiều như tụi trẻ.
>
> 5. Hầu hết chúng là người miền Trung Việt. Nhiều nhất là từ Quảng Nam, Bình Định, Phú Yên, Thừa Thiên. Phần lớn được tuyển chọn (recruit) vào tổ chức của chúng khi thành viên khoảng từ 10 – 14 tuổi. Xuất thân thường là nhà rất nghèo.
>
> 6. Nếu chùa do người khác xây dựng nên thì chúng luôn luôn tìm cách len lỏi vào, gây và củng cố thế lực bằng cách mang thêm người của chúng vào, và cuối cùng là dẹp ban trị sự (hay ban trị sư!!!) để đoạt lấy quyền hành, thao túng hoạt động và tài chánh.
>
> 7. Chúng rất niềm nở và ngọt ngào đối với những con mồi (tín đồ) của chúng. Một khi đã bắt liên lạc và lấy được địa chỉ và số điên thoại là chúng sẽ “ám” (liên lạc, xin tiền, giả bộ tìm cách giúp đỡ trong việc cúng kiếng, cầu siêu, cầu phước…) người đó đến cùng.
>
> 8. Rất rành việc cúng quảy, cho bùa phép để làm ăn, cách thức cúng kiến để cầu thọ, trừ tà… Điều này dễ hiểu bởi vì chúng được đào tạo từ một trường phái mà ra (VC, GHPGVN của VC).
>
> 9. Có rất nhiều trường hợp trong chùa nam (có các thầy trẻ trung) xuất hiện các ni cô trẻ (nữ cán bộ? nữ hộ lý?). Những ni cô trẻ này phần lớn là mượn danh “BÀ CON” của “thầy trù trì” đến tạm trú.
>
> 10. Thường thường chúng bắt đầu “lập nghiệp” bằng cách mua một căn nhà nhỏ, lập chùa (nhiều trường hợp không có giấy phép), dùng chùa nhỏ nầy làm bàn đạp gây quỹ, kiếm tiền để xây chùa hợp pháp và lớn hơn.
>
> 11. Xây chùa lớn bằng vật liệu từ Việt Nam.
>
> 12. Thường xuyên quảng cáo chùa qua báo chí. Đôi khi chúng hùn hạp nhau quảng cáo trên một trang (chi phí quảng cáo thấp hơn).
>
> 13. Phát động rất nhiều hoạt động (ca nhạc, cắm trại…) nhắm vào giới trẻ ham vui dễ tin, dễ tánh để gây quỹ. Thường là mượn cớ cứu trợ người nghèo ở Việt Nam, đặc biệt là trẻ em mồ côi (làm tín đồ dễ động lòng hơn, rút hầu bao nhiều hơn).
>
> 14. Những CBĐT này thần sắc phần lớn không được thiện lương cho lắm (mặt mũi lờ đờ, gian xảo). Cũng dễ hiểu thôi là vì chúng được đào tạo từ một tổ chức bất lương, nhằm mục đích lường gạt người. Thế nên nét gian xảo (tâm bất chính) không khỏi bị lộ diện.
>
> 15. Tụng kinh ê a và lớn. Nếu chùa hợp pháp thì chúng thích gắn loa trong chùa để tiếng tụng được to hơn, uy thế hơn.
>
> 16. Nêu quí vị để ý sẽ thấy chúng tích trữ nhiều phim ảnh (movie) để giải sầu sau một ngày làm việc (kiếm tiền) mệt mỏi.
>
> 17. Nếu trong một khu vực có nhiều chùa của chúng thì chúng sẽ liên lạc làm lễ khác ngày, tạo điều kiện cho phật tử có cơ hội đi chùa nhiều hơn, cúng chùa nhiều hơn.
>
> Thưa quí vị, tôi là một người yêu Phật Giáo. Yêu nét hiền hoà, thân mến của ngôi chùa Phật Giáo. Yêu hình ảnh dễ thương của tín đồ Phật Giáo khi đi viếng chùa. Và tôi yêu vô cùng cái triết lý tuyệt vời này của ngài Tất Đạt Đa. Tôi vui mừng khi thấy CĐNVHN, mặc dầu quay cuồng trong thế giới đầy vật chất này, vẫn không quên văn hoá VN, vẫn không quên tìm cách tu tâm, dưỡng tính theo lời Phật dạy. Nhất là đã bỏ công sức, tiền tài rất nhiều để làm công việc hoằng hoá Phật Giáo (xây chùa, làm công quả…). Thế nên tôi viết bài này, không phải để phổ báng chùa chiền và những tu sĩ phật giáo chân chính mà là tìm cách vạch trần âm mưu và mục đích của Việt Cộng đã làm thoái hoá đi nền tảng Phật Giáo VN, làm xấu đi hình tượng đẹp của những bậc chân tu, làm ô uế đi hình ảnh trang nghiêm, hiền hoà, thanh đạm, dễ thương và nhất là vô chính trị của ngôi chùa VN.
>
> Chúng ta, nếu muốn diệt đi lũ VCĐT này thì phải diệt đi động lực và mục đích chính của chúng. Mà động lực mạnh nhất là gì? Thưa quí vị, đó chínnh là “TIỀN HOẶC TÀI CHÁNH”.
> Theo thiển ý, nếu chúng ta biết hoặc nghi ngờ một ngôi chùa nào đó có CBĐT khống chế thì xin quí phật tử cắt đứt mọi liên lạc hoặc ủng hộ đến ngôi chùa đó. Đồng thời thông tri cho quí đồng hương trong địa hạt để chúng ta có thể đoàn kết cật lực điều tra, bứng gốc rễ của chúng đi. Nếu chúng ta còn nữa nghi nữa ngờ thì cũng nên dè dặt trong việc cúng dường. Mặc dầu việc cúng dường tam bảo hay xây chùa là tốt đẹp, là việc nên làm trong công cuộc hoằng dương Phật Pháp. Nhưng nếu chúng ta “cúng” không đúng chỗ (cúng cho CBĐT) thì sự cúng dường này gây ra tai hại cho Phật Giáo còn nhiều hơn là không cúng.
>
> Ngoài ra, tác giả cũng xin tha thiết yêu cầu quí phật tử, quí thầy ngưng hoặc gia giảm việc nhờ cậy (rước) các sư từ VN hoặc có lai lịch bất minh đến chùa của mình để giúp đỡ trong việc lễ nghi, cúng kiến. Nếu chúng ta thiếu thầy làm lễ thì cũng xin cố gắng “liệu cơm gắp mắm” tự túc. Không nên rước cọp vào nhà (chùa) bằng cách đem bọn CBĐT vào trong chùa của mình.
>
> Bài viết này chỉ nói lên thiển ý của tác giả được tích luỹ qua nhiều kinh nghiệm giao tiếp với những tập đoàn sư VC. Tác giả, bản thân cũng là một phật tử, rất là không muốn làm tổn hại đến niềm tin, tín ngưỡng của bất cứ quí phật tử nào. Chỉ hy vọng đóng góp chút kiến thức cho CĐNVHN nhằm củng cố lại nền móng Phật Giáo VN ở hải ngoại mà VC đã huỷ hoại đi quá nhiều. Tác giả cũng tha thiết yêu cầu quí vị phật tử đồng hương để tâm đến những con buôn tôn giáo này (CBĐT) khi quí vị ra sức cho chùa chiền, cúng dường tam bảo, đặc biệt là những ngôi chùa không có ban trị sự.
>
> Kính bút.
> Nam Mô A Di Đà Phật.
> Cư sĩ Minh Hiền.
> 29/07/2013
> __________________________________________________________________________
> “Biển chùa” Phật giáo VN hải ngoại
>
> Chùa Nguyên thủy:
>
> [*] Chùa Pháp Luân, Texas, USA
> [*] Chùa Đạo Quang, Texas, USA
> [*] Chùa Hương Đạo, Texas, USA
> [*] Chùa Liên Hoa, Texas, USA
> [*] Chùa Bửu Môn, Texas, USA
> [*] Chùa Kỳ Viên, Paris, France
> [*] Chùa Phật Bảo, Paris, France
>
> [*] Chùa Pháp Vân, California, USA
> [*] Thích Ca Thiền Viện, California, USA
> [*] Như Lai Thiền Viện, California, USA
> [*] Chùa Kỳ Viên, Washington DC, USA
> [*] Chùa Phật Pháp, Florida, USA
> [*] Pháp Đăng Thiền Viện, Florida, USA
> [*] Bát Nhã Thiền Viện, Montreal, Canada
>
> Chùa Bắc tông:
>
> [*] Chùa Tam Bảo, California, USA
> [*] Phật học viện Quốc tế, California, USA
> [*] Chùa Huệ Quang, California, USA
> [*] Chùa Vạn Hạnh, California, USA
> [*] Chùa Kim Sơn, California, USA
> [*] Chùa Đức Viên, California, USA
> [*] Chùa Diệu Pháp, California, USA
> [*] Chùa Bảo Quang, California, USA
> [*] Chùa Giác Lý, California, USA
> [*] Chùa Phật Đà, California, USA
> [*] Chùa Việt Nam, California, USA
> [*] Chùa Liễu Quán, California, USA
> [*] Tịnh xá Minh Đăng Quang, California, USA
> [*] Chùa Phật Tổ, California, USA
> [*] Chùa Như Lai, California, USA
> [*] Chùa Dược Sư, California, USA
> [*] Chùa Đại Đăng, California, USA
> [*] Chùa Việt Nam, Texas, USA
> [*] Chùa Tịnh Luật, Texas, USA
> [*] Chùa Từ Đàm, Texas, USA
> [*] Chùa Quang Chiếu, Texas, USA
> [*] Chùa Linh Sơn, Texas, USA
> [*] Chùa Chánh Pháp, Kentucky, USA
> [*] Chùa Phật Ân, Minnesota, USA
> [*] Chùa Liên Hoa, Nevada, USA
> [*] Chùa Viên Giác, Oklahoma, USA
> [*] Chùa Chơn Tâm, Oklahoma, USA
> [*] Chùa Huệ Quang, Virginia, USA
> [*] Trung tâm Sinh Thức, W. Virginia, USA
> [*] Chùa Dược Sư, Washington, USA
> [*] Đạo tràng Cát Trắng, Florida, USA
>
> [*] Chùa Pháp Vân, Ontario, Canada
> [*] Chùa Đức Quang, Ontario, Canada
> [*] Chùa Từ Quang, Montreal, Canada
>
> [*] Việt Nam Phật Quốc Tự, Ấn Độ
> [*] Chùa Linh Sơn, Ấn Độ
> [*] Chùa Viên Giác, Ấn Độ
> [*] Việt Nam Phật Quốc Tự, Nepal
>
> [*] Chùa Viên Giác, Germany
> [*] Chùa Đôn Hậu, Norway
> [*] Chùa Trúc Lâm, France
> [*] Chùa Trúc Lâm, Ukraine
> [*] Chùa Thiên Việt, Poland
>
> [*] Chùa Giác Nhiên, New Zealand
> [*] Chùa Nam Hòa, Japan.
> [*] Chùa Việt Nam tại Lào
>
> [*] Chùa Chánh Giác, Perth, Australia
> [*] Chùa Phổ Quang, Perth, Australia
> [*] Chùa Quan Thế Âm, Perth, Australia
> [*] Chùa Pháp Hoa, Adelaide, Australia
> [*] Chùa Vạn Hạnh, Canberra, Australia
> [*] Chùa Huyền Quang, Sydney, Australia
> [*] Chùa Minh Giác, Sydney, Australia
> [*] Chùa Phước Hậu, Sydney, Australia
> [*] Chùa Trúc Lâm, Sydney, Australia
> [*] Chùa Phước Huệ, Sydney, Australia
> [*] Chùa Pháp Bảo, Sydney, Australia
> [*] Chùa Minh Quang, Sydney, Australia
> [*] Chùa Quang Minh, Melbourne, Australia
> [*] Chùa Quảng Đức, Melbourne, Australia
> [*] Chùa Linh Sơn, Melbourne, Australia
> [*] Chùa Phật Quang, Melbourne, Australia
> [*] Chùa Hoa Nghiêm, Melbourne, Australia
> [*] Chùa Linh Sơn, Brisbane, Australia
> [*] Linh Sơn Thiền thất, Brisbane, Australia
> [*] Chùa Phật Đà, Brisbane, Australia
> [*] Chùa Phật Tổ, Brisbane, Australia
> [*] Chùa Pháp Quang, Brisbane, Australia
> [*] Chùa Tường Quang, Brisbane, Australia
>
> AI …. làm chủ sở hữu những chùa nầy?
>
> Tiền ở đâu ra mà cất chùa “hoành tráng” thế?
………………………………………………….