19/02/2012: 1.Desiderata-2.Mười hai cách tạo nghiệp tốt -3.Viết trên cát-4.Tết Đoan Ngọ

19/02: 1.Desiderata-2.Mười hai cách tạo nghiệp tốt -3.Viết trên cát-4.Tết Đoan Ngọ
Category: Tôi Tìm Hiểu Đạo Phật
Posted by: Tbl Đọc: 5016 lần

Desiderata

Greg Le to me

Greg Le  to me

Desiderata

Go placidly amid the noise & haste,
And remember what peace there may be in silence.
As far as possible without surrender, be on good terms with all persons.
Speak your truth quietly & clearly; and listen to others, even the dull and ignorant;
They too have their story.

Avoid loud & aggressive persons,
they are vexations to the spirit.
If you compare yourself with others, you may become vain & bitter;
For always there will be greater and lesser persons…

… than yourself.

Enjoy your achievements as well as your plans.
Keep interested in your own career, however humble;
it is a real possession in the changing fortunes of time.
Exercise caution in your business affairs;
For the world is full of trickery.
But let this not blind you to what virtue there is;
Many people strive for high ideals; & everywhere is full of heroism.

Be yourself.
Especially, do not feign affection.
Neither be cynical about love;
For in the face of all aridity & disenchantment, it is perennial as the grass.
Take kindly the counsel of the years, gracefully surrendering the things of youth.

Nurture strength of spirit to shield you in sudden misfortune.
But do not distress yourself with imaginings.
Many fears are born of fatigue & loneliness.

Beyond a wholesome discipline, be gentle with yourself.
You are a child of the universe, no less than the trees and the stars;
You have a right to be here.

And whether or not it is clear to you, no doubt the universe is unfolding as it should.
Therefore be at peace with God, whatever you conceive Him to be,
and whatever your labors and aspirations,
in the noisy confusion of life, keep peace with your soul.
With all its sham, drudgery and broken dreams, it is still a beautiful world.

Be cheerful.

Strive to be happy.

……………………………………………

Fw: 12 cach tao nghiep tot.
Greg Le to me

**Cám ơn Greg Le đã gửi 2 FW- NN**

Mười hai cách tạo nghiệp tốt
Cư sĩ Lillian Too-ThichNguyenTang dịch

Đạo hữu Lillian Too, một nhà phong thủy nổi tiếng thế giới, đã viết hơn tám mươi cuốn sách về đề tài này, và bà cũng đã cho xuất bản tạp chí Feng Shui World (Phong Thủy Thế Giới) phát hành hai tháng một kỳ. Mới đây bà đã mở rộng công việc xuất bản của mình với số đầu tiên là Mahayana (Đại Thừa Phật Giáo), một tạp chí trình bày truyền thống Đại Thừa Phật Giáo Tây Tạng, như phương châm ” vì lợi lạc cho quần sanh”. Mahayana đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của mọi người tại quê hương của bà ở Singapore vào cuối năm ngoái. Bài viết sau đây là một phần nhỏ mà Tạp chí Mandala đã trích đăng từ tập sách của bà với tựa đề ” 108 phương cách tạo nghiệp tốt
***

Theo giáo lý nhà Phật, luật nhân quả được giải thích rằng mỗi sự việc xảy ra sẽ có một sự kiện khác đi theo sau đó. Hệ quả xảy ra có an lạc, hạnh phúc hay khổ đau, khó chịu, có lợi hay có hại cho người khác và cho chính mình, tất cả đều tùy thuộc vào nguyên nhân ban đầu của hành động đó. Luật nhân quả dạy rằng gieo gió sẽ gặp bão, trồng cam sẽ được quả ngọt, trồng chanh ắt phải hái trái chua, đem niềm vui đến cho người, mình sẽ được hạnh phúc, gây khổ đau cho người, mình sẽ chịu sự bất hạnh. Người ta không thể thoát khỏi nghiệp quả của mình một khi chính mình đã gây tạo. Có nhiều cách tạo ra nghiệp tốt để hóa giải đi những nghiệp xấu mà chính mình đã cố ý hay vô tình gây ra trước đó. Bài viết này xin cống hiến 12 cách mà bạn có thể làm được ngay trong kiếp này để đời sống của bạn thay đổi.

1/ Hãy lấy từ bi làm tôn giáo của mình:

tạo nghiệp tốt không có nghĩa là theo tôn giáo hay mộ đạo. Người ta không cần phải là một tín đồ Phật Giáo hay thuộc về một tín ngưỡng nào đó để có thể tạo nghiệp tốt. Con người chỉ cần thể hiện thái độ tử tế ân cần với người khác. Như Đức Đạt Lai Lạt Ma thường nhắc nhở ” Tôn giáo của tôi là lòng từ bi”, như vậy đã tạo nghiệp tốt rồi, không phải chỉ tử tế với người khác trong chốc lát mà phải luôn luôn, suốt cuộc đời của mình, trong mọi phương diện của đời sống, trong mọi mối liên hệ, trong mỗi công việc làm, trong tất cả những giao tiếp; khi chúng ta tiếp cận một việc gì mình làm, được thể hiện tấm lòng từ bi, thì khi đó chúng ta đang tạo nghiệp tốt, và đó là loại nghiệp tốt tạo ra một hệ quả mà tất cả mọi người khác đều tử tế với mình. Đó là phương cách chắc chắn nhất để gây dựng một cuộc đời mà trong đó những phiền não khổ đau sẽ tiêu tan.

2/ Trì chú:

trì chú là việc làm cơ bản và dễ nhất cho một hành giả tu theo Mật Tông để bắt đầu đi trên con đường mở ra những chân trời mới cho tâm trí. Trước hết trì chú là cách thức mạnh nhất để thanh lọc những ác nghiệp mà chúng ta đã mang tới trong thế gian này với mình từ quá khứ. Nghiệp quả xấu vẫn còn ở trong thần thức của mỗi người, giòng tâm thức mà chúng ta mang theo từ kiếp sống quá khứ. Chúng ta hãy bắt đầu với thần chú nổi tiếng nhất thế giới, đó là tâm chú của Bồ Tát Quán Thế Âm ” Án Ma Ni Bát Di Hồng” (Om Mani Padme Hum). Khi trì thần chú này, hãy tập trung vào âm thanh của chú và để âm thanh thâm nhập vào tận tâm thức của mình. Luôn luôn trì chú với ý tưởng mang lợi ích đến cho người khác. Không bao lâu sau đó, chúng ta sẽ thấy kết quả với những lợi ích tuyệt vời thâm nhập qua tâm thức của mình. Chúng ta sẽ sớm cảm thấy mình trở nên dễ thương hơn, khoan dung hơn, bớt bối rối hơn và trở nên bình tĩnh hơn. Nhiều vị Lạt Ma cao cấp nói rằng trì thần chú ” Án Ma Ni Bát Di Hồng” có thể đưa chúng ta đến giác ngộ. Đây là một trong những thần chú có nhiều oai lực nhất mà chúng ta có thể hành trì hằng ngày.

3/ Niệm Phật:

Một cách thức mạnh mẽ không ngờ để giải trừ những ác nghiệp là niệm danh hiệu Phật và lễ Phật sám hối. Trong khi niệm Phật chúng ta phát khởi ý nghĩ sám hối về những nghiệp xấu đã tạo ra trong những kiếp trước và ngay trong kiếp sống này. Niệm Phật thành tâm, nhờ tha lực của chư Phật cùng với sự tự lực của bản thân sẽ giúp cho những bất thiện nghiệp của chúng ta tiêu tan dần theo năm tháng. Chúng ta phát tâm quy ngưỡng Phật, tôn kính Phật, lễ Phật và niệm danh hiệu Phật là pháp tu phổ thông để tội diệt phước sanh, là một phương pháp rất mạnh mẽ để hóa giải những chướng ngại gây ra phiền não khổ đau cho chúng ta trong đời sống này.

4/ Thực hành thiền quán: Mấy năm trước khi gặp Thầy Bổn Sư của tôi là Lạt Ma Zopa (lãnh đạo tối cao của Hội Bảo Tồn Truyền Thống PG Đại Thừa, fpmt.org), tôi thỉnh ngài hướng dẫn tôi ngồi thiền, tôi trình với ngài rằng ” lúc nào con cũng cảm thấy u uất trong lòng , xin Thầy hướng dẫn con tập thiền để tâm con được an tĩnh”. Thầy Zopa cười nhẹ và nói ” tham thiền là một pháp tu tuyệt vời. Thiền không phải chỉ để tâm trí an tĩnh thôi đâu, mà thiền còn có mục đích cao hơn nữa con ạ”. Ngài vắn tắt giải thích rằng, thiền định hay sự phát triển tâm linh, hay sự quán chiếu về khổ đau, vô thường và vô ngã. Tham thiền là cách làm cho tinh thần tập trung, thanh thản và trong suốt như một dòng sông nước trong mà người ta có thể nhìn thấy tận đáy, từ đó ý thức biết được sự thể nghiệm về giải thoát và giác ngộ. Tham thiền cũng là quá trình tập trung và thấm nhập nhờ đó mà tâm chúng ta được an tĩnh và nhất tâm bất loạn, rồi đi đến giác ngộ. Nên hiểu rằng Thiền là sự nhận chân ra một năng lực tâm linh mới để có thể phán đoán sự vật trên một quan điểm mới, với mục đích là dứt khoát lật đổ ngôi nhà giả tạm mà mình đang có để dựng lên cái khác trên một nền móng hoàn toàn mới. Mái nhà cũ gọi là vô minh khổ đau, và ngôi nhà mới được gọi là giác ngộ giải thoát. Đó là đích đến của mọi hành giả tu theo Đạo Phật. Về căn bản, hành giả ngồi trên một tấm nệm với hai chân khoanh lại, lưng thẳng, hai mắt hé mở, nhìn khoảng một thước về phía trước, và bắt đầu thở đều hòa. Suy ngẫm và tập trung vào lý do hành thiền, động cơ ngồi thiền của mình, đó là phát tâm làm lợi ích cho chúng sanh. Xem động lực vị tha này là nền móng của việc tham thiền. Từ đó trở đi hành giả có thể quán tưởng về bất cứ một đề mục nào liên quan đến việc phát triển sự hiểu biết về đời sống của mình. Khi quán tưởng như vậy, hành giả nhẹ nhàng suy ngẫm về sự quý báu của đời người và sự may mắn là mình đã được sanh ra làm người, được sống, được gặp chánh pháp như hôm nay. Hành giả sẽ nhận thức rằng chỉ riêng việc sinh ra làm người đã là một may mắn rồi, vì mình có khả năng phân biệt, hiểu biết và suy nghiệm nghĩa lý sâu xa của Phật lý, để rồi biết tu tập để giải thoát vòng sinh tử khổ đau.

5/ Nhường đường khi lái xe: đã không ít tai nạn chết người xảy ra khi người lái xe giành đường, do vậy khi người Phật tử chạy xe trên đường phải giữ chánh niệm và biết rằng đây cũng là cơ hội cho ta tạo nghiệp tốt. Nhường đường cho người khác là chúng ta chạy chậm lại khi có người muốn vượt lên trước mình, dằn cảm giác khó chịu xuống hay không bóp kèn khi có người quẹo xe ẩu hoặc thậm chí đụng phải xe của mình. Những phiền não như vậy trong việc giao thông là những cơ hội cho ta đào luyện tâm trí với một nụ cười hoan hỷ trong bình tĩnh. Chúng ta cũng có thể nhường đường cho người khác ngay cả khi mình có quyền ưu tiên. Khi không có ý tưởng xem con đường là nơi tranh chấp giữa mình và những người lái xe khác, việc giao thông của chúng ta sẽ thú vị hơn nhiều và mỗi lần nhường đường cho người nào, chúng ta sẽ rất vui lòng vì biết rằng việc kềm chế tánh dễ nổi nóng của mình và đây cũng là một cách để tạo nghiệp tốt mà kết quả có về sau là đời sống của mình luôn gặp mọi sự hanh thông và may mắn.

6/ Dành phần thắng cho người khác và chấp nhận thua thiệt: khi nhường nhịn người khác, chúng ta nhiếp phục được sự tự ái của mình, và không thể để cho tự ngã của mình nghĩ đến những điều vị kỷ. Khi chấp nhận thua thiệt, sẽ là cơ hội cho ta diệt trừ tính kiêu ngạo. Pháp tu đặc biệt hữu dụng khi hoạt động trong thế gian vật chất hay trong cách cư xử với người khác trong công việc. Khi làm việc gì quan trọng hay phải làm xong một việc nào đó trước thời hạn, sự căng thẳng thường phát sinh giữa mình và người khác, và đó là lúc người ta nghĩ đến ảo tưởng thắng và thua, được và mất. Hãy xem đó là những cơ hội tạo nghiệp tốt. Tôi nhớ có những lần tôi đã tranh luận một cách nóng nẩy chỉ để biện minh cho quan điểm của mình, để rồi rốt cuộc tôi nhận ra rằng mình đã không chỉ gây ra phiền não cho mình mà còn làm cho người khác bực mình, khó chịu nữa. Chỉ khi gặp được Lama Zopa và được học Phật, tôi mới học được phương cách đối trị tính háo thắng của mình. Tôi đã khám phá tính chất giải thoát của sự chịu thua thiệt, sự buông bỏ và sự không bị trói buộc vào tham vọng chiến thắng. Đó là lúc tôi nhận ra là mình đã cảm thấy an lạc nhiều hơn mỗi khi chấp nhận thua thiệt, nhường phần thắng cho người khác. Hành vi đầu hàng trước ý kiến hay quan điểm của người khác không phải là trốn tránh thảo luận, mà là một lối đồng ý với nhau rằng chúng ta không đồng ý kiến, và đồng thời vẫn tiếp tục ủng hộ và giúp đỡ nhau. Khi làm như vậy, chúng ta đang tạo nghiệp tốt và tất nhiên bạn sẽ nhận được nhiều sự hỗ trợ tương tự của người khác trong tương lai.

7/ Tránh sát hại những sinh vật nhỏ nhất: Người ta dễ dàng xâm hại đến sinh mạng của các loài vật, đặc biệt là những loài nhỏ nhất. Một hôm đang đi trên lề đường, tôi nhận thấy có nhiều con kiến bò ngang lối đi, tôi biết rằng nếu mình không có ý thức thì mình đã vô tình giết chết nhiều sinh mạng và như vậy chúng ta dễ dàng tạo ác nghiệp về sát sinh ngay trên mỗi bước chân của mình. Tôi cẩn thận không giẩm đạp lên những con kiến nhỏ bé này và tôi ngạc nhiên cảm thấy sự vui sướng rộn lên trong lòng của mình. Phật dạy tất cả chúng sanh đều có Phật tánh, ngay cả những con vật nhỏ nhất cũng có Phật tánh, nhưng vì kiếp này chúng vì nghiệp chướng nặng nề nên phải mang thân hình khác người, hiểu điều đó, nên ta cố gắng tránh sát hại một cách vô ý thức của chúng ta. Kết quả tránh sát hại sinh vật sẽ giúp chúng ta sống khỏe mạnh, không bệnh tật và tăng tuổi thọ về sau.

8/ Phóng sinh loài cá: phóng sinh là hành động cứu sống, công đức rất lớn, có thể giúp người làm việc này giảm bệnh tật và kéo dài tuối thọ ngay trong hiện đời. Mấy năm trước khi tôi đến thành phố Varanasi, Ấn Độ (nơi Đức Phật chuyển pháp luân đầu tiên), trong chuyến hành hương với Thầy tôi, Lama Zopa. Ngài đã đưa chúng tôi đến thăm sông Hằng và hướng dẫn chúng tôi làm công đức. Chúng tôi ngồi trền thuyền cầu nguyện và thả cá xuống giòng sông. Tôi có cảm giác tuyệt vời khi nhìn thấy những con cá tươi sống mà chúng tôi vừa mua từ những người dân chài ở gần đó, chúng quẫy đuôi nhảy trở lại nước sông và bơi lội tự do. Sau đó thầy tôi ghi câu thần chú trên một trái bong bóng rồi cột ở mạn thuyền để cho bong bóng chạm vào làn nước trong khi chiếc thuyền lướt đi. Ngài giải thích rằng bằng cách này để cho thần chú của Phật chạm vào làn nước để ban phước cho những loài vật sống dưới nước.

9/ Cúng nước: Mấy năm trước khi gặp Thầy tôi, Lạt Ma Zopa lần đầu tiên, tôi thỉnh Ngài về nhà tôi. Ngài rất hoan hỷ khi nhìn thấy bức tượng Phật độc nhất mà tôi chưng trong phòng khách. Ngài bảo tôi lấy chén nước để ngài cúng bức tượng đó. Ngài dạy tôi cúng chén nước sẽ tạo nhiều công đức và là phương thức có oai lực lớn để hóa giải những nghiệp xấu về sân hận và những vấn đề khác còn tồn tại trong tâm trí của mình. Tôi đã làm theo lời dạy của ngài mỗi ngày, và không bao lâu chúng tôi đã có hàng trăm chén nước trong nhà, chỉ vì thời gian qua tôi có thêm những tượng Phật mới. Tôi rất thích đi tìm những loại chén pha lê và việc thay nước mỗi buổi sáng đã trở thành một nghi lễ trong gia đình của tôi. Qua thời gian, tôi cảm thấy những kết quả tốt, căn nhà của tôi đã trở thành một ốc đảo thấm đầy an lạc, và những chướng ngại trước đây trong đời sống của chúng tôi nay đã tan biến mất. Những sân hận cáu gắt, những trận cải vã vô nghĩa, nhỏ mọn thường phá sự yên tĩnh trong nhà chúng tôi, nay đã không còn nữa, những cơn nóng giận đã đi vào quá khứ. Thật là một điều kỳ diệu khi chúng ta cúng nước cho Chư Phật.

10/ Bố thí, đóng góp cho việc từ thiện: Hành động hiến tặng cho người khác là một cách thức tuyệt vời để tạo nghiệp tốt trong đời sống ngắn ngũi này. Bố thí là hạnh đi đầu của những ai muốn thực thi Bồ tát hạnh. Kết quả của hạnh bố thí là mình được giàu sang, phú quý về sau. Về phương diện tinh thần thì lòng tham lam, bủn xỉn của mình nhỏ dần lại và biến mất sau một thời gian mình thực hành việc bố thí. Khi hiến tặng cho người cũng là lúc chúng ta gia tăng tích lủy thiện nghiệp xuất phát từ lòng từ bi. Mình luôn cho ra với một tấm lòng quảng đại, vui vẽ, hoan hỷ không có bất cứ một điều kiện nào đi kèm, đó là bố thí đúng nghĩa với lời Phật dạy. Nếu bạn không có khả năng bố thí tiền bạc thì có thể bố thí thời giờ, công sức, sự hiểu biết hay tài năng của mình, để giúp cho đời sống này bớt khổ đau, tất cả những điều này cũng có giá trị ngang nhau với tiền bạc. Một khi động lực tinh truyền, không một ý đồ mưu toan xen lẫn vào hành động bố thí thì bạn đã thành công phần nào đó trong công hạnh này rồi.

11/ Nuôi cá cảnh: khi viết những cuốn sách về phong thủy, tôi luôn đề nghị thân chủ nuôi cá cảnh để tạo lực thịnh vượng và sự mát mẻ trong gia tộc. Nhưng việc nuôi cá cũng có mục đích cao hơn về tinh thần. Mỗi buổi sáng khi cho cá ăn hoặc thay nước cho cá, đó là bạn đang tạo nghiệp tốt. Thật vậy mỗi lần cung cấp thức ăn cho cá là bạn có niềm vui vì biết mình đang làm một việc tốt. Những con cá không cần phải đẹp và hồ nước của cá cũng không cần phải có ý nghĩa phong thủy để làm động lực cho lòng từ bi của bạn phát sinh. Hãy nghĩ như vậy rồi những con cá sẽ mang đến cho bạn những niềm vui lớn trong đời sống này.

12/ Sẳn lòng lắng nghe tâm sự của người khác: khi có người nào tìm đến mình để tìm sự an ủi, chia sẻ hay để nương tựa vào bạn, vì họ không có người nào để tìm tới, bạn đừng xua đuổi họ, dù đó là người mà bạn chưa từng quen biết, dù bạn đang bận rộn, dù bạn không thích nghe người khác than thở. Bạn chỉ cần dành một chút thời gian cho họ. Hãy sẳn sàng làm bạn với cả những người xa lạ. Dùng tinh thần mạnh mẽ của mình để giúp những người yếu đuối. Chia sẻ kinh nghiệm an lạc của mình với người khác, dù cho người ấy không quen thân với mình, làm được như vậy là bạn đang thực hành tốt lòng từ bi trong đời sống và cũng là người đang đi trên lộ trình hành Bồ Tát Đạo.

*****

Hình: Tháp Shawedagon tại Ysngon,Myanma, toàn thân tháp được dát vàng, ước lượng lên đến 30 tấn – (Wikipedia)

………………………………………………….

VIẾT TRÊN CÁT

Huệ Trân

Nguồn:thuvienhoasen.com/Truyện ngắn Phật Giáo

Tôi ngồi lặng lẽ, nhìn những lá phong vàng sậm và đỏ ối, âm thầm rơi trong không gian tinh mơ quanh khu nhà quàn. Thấp thoáng vào, ra, là những người chít khăn tang trắng, gương mặt phờ phạc, buồn rầu.

Cả một trời thu im lắng, u hoài trùm phủ quanh tôi.

Ngồi trong lòng xe nơi bãi đậu, tôi đang chờ quý thầy, trên đường tới tụng kinh hộ niệm cho người quá vãng của một gia đình nghèo mà thầy tôi vừa tình cờ biết tin.

Gió nhẹ.

Lá thu rơi.

Người còn.

Kẻ mất.

Hợp rồi tan.

Ai cũng biết thế, nhưng dường như những lá thu rơi nhẹ nhàng, thanh thản hơn con người lúc ra đi. Lá lìa cành, theo gió, bay lượn êm ả như vẫy chào cây, rồi thầm lặng nằm trên mặt đất. Đất ân cần đón lá, lá an nhiên tiếp nhận nắng mưa, và lá biết rằng, rồi lá sẽ thành đất, để đất lại nuôi cây …

Bỗng nhiên, những tiếng gào khóc bật lên từ bên trong nhà quàn, vang động, xé rách không gian đang lặng lẽ ! Tiếng khóc, tiếng kể lể, tiếng thảm thiết gọi tên người vừa chết làm xôn xao những người đang hiện diện.

Nhưng bên ngoài, nơi tôi vẫn ngồi yên trong lòng xe, gió thu vẫn thổi nhẹ, lá thu vẫn thong thả rơi, đất vẫn thầm lặng, nhẫn nhục, nhận những Đến và Đi …

Những tiếng khóc khi người-mất-người có mang chút nào ân hận vì đã chẳng tử tế đủ, khi còn nhau hay không?

Có lẽ nhiều ân hận, người ta mới khóc than như thế ! Nếu sống với nhau mà tử tế, mà thủy chung như cây với lá thì sự ra đi chỉ là tạm biệt, là chuyển hóa.

Tử tế với nhau thì có gì ân hận lúc chia tay theo lẽ vô thường!

Tiếng gào khóc càng lúc càng bi thương. Phải chi tôi có thể kể cho người đang khóc nghe một câu chuyện ngắn mà tôi từng được nghe từ một vị giảng-sư.

Hai huynh đệ đồng tu, khá thân thiết, đang cùng đi trên sa mạc. Hai vị nói đủ các thứ chuyện quanh đề tài tu học, và ở một đề tài, có sự bất đồng đến mức huynh thẳng tay giáng cho đệ một bạt tai.

Đệ không nói gì, quỳ xuống trên cát, dùng ngón tay viết giòng chữ “Hôm nay bạn tôi đã tát tôi.”

Hai người tiếp tục đi, không ai nói gì với ai nữa.

Ngang qua một khu sình lầy, người em hụt chân, lún xuống bùn. Lập tức, người anh đưa tay, kéo em lên. Không một lời cám ơn, hai người tiếp tục đi, ra khỏi sa mạc, tới vùng đồi núi. Người em nhìn quanh, tiến tới một tảng đá lớn, dùng những viên sỏi nhọn, vận dụng hết sức lực để viết trên đá giòng chữ “Hôm nay bạn tôi đã cứu tôi”.

Lúc đó, người anh mới lên tiếng hỏi:

– Sao lúc huynh tát đệ, đệ viết trên cát, mà lúc cứu đệ, đệ lại viết trên đá?

– Thưa huynh, những tàn nhẫn, đau buồn, hãy viết trên cát để cát bụi thời gian xóa nhòa đi; nhưng những tử tế, ơn nghĩa phải viết trên đá mà ghi tâm khắc cốt.

Câu chuyện chỉ có thế, nhưng nước mắt tôi đã lã chã rơi vì biết rằng, giữa cõi ta-bà chập chùng những dối gian, bội phản, tàn nhẫn này, phải có bao nhiêu bãi cát để nhân gian viết đủ ?!

Nhưng may thay, cũng an ủi, là đứng trước tảng đá, cắn ngón tay chảy máu làm mực, người con Phật còn lòng biết ơn sâu sa để viết xuống sáu chữ:

“NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT”

Huệ Trân

(Tạm biệt trăng thu- thành phố Biển Dài)

…………………………………………………..

Tháng Năm Ăn Tết Đoan Ngọ – Nguồn:dantri.com – Hình dưới1+2 : bánh ú, NN sưu tầm

ồn:dantri.com – Hình dưới1+2 : bánh ú, NN sưu tầm

Lời nói đầu-Ngày 15/6/2010,chúng tôi đã đăng bài “Tết Đoan Ngọ,ăn bánh ú, cơm rượu, treo lá xông của tác giả Trần Tiến Dũng .Rất nhiều đọc giả đã vào đọc bài này, khiến cách đây không lâu, bài viết đã trở thành bài số 10 trong TOP TEN- “Mười Bài Đọc Nhiều Nhất” .Sau đó, chúng tôi kiểm soát lại thì thấy,vì lý do kỹ thuật,bài này đã không thể xuất hiện trang web được nữa . Do vậy, hôm nay, chúng tôi trích đăng một bài khác về Tết Đoan Ngọ – một phong tục rất đẹp của quê hương chúng ta – để bạn đọc tiếp tục theo dõi . Xin cám ơn quí bạn đọc .

Trân trọng,

Nhã Nhạc

***

Tháng Năm ăn Tết Đoan Ngọ

(Dân trí) – Sau Tết Nguyên Đán, có lẽ Tết Đoan Ngọ (Tết mồng 5 tháng 5 âm lịch) là cái Tết sum họp đầm ấm nhất và có nhiều tục lệ gắn kết với đời sống của người dân Việt..
Tục hái lá thuốc mồng 5 tháng 5

Tết Đoan Ngọ vốn bắt nguồn Trung Quốc với truyền thuyết về vị trung thần Khuất Nguyên thời vua Hoài Vương. Bọn gian nịnh thần ganh ghét Khuất Nguyên bèn bày kế để Hoài Vương thử lòng trung thành của Khuất Nguyên bằng cách ra lệnh ông nhảy sông tự vẫn. “Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” (Vua bảo bề tôi chết, bề tôi không chết là kẻ bất trung). Khuất Nguyên vô cớ bị xử oan nhưng vẫn tuân lệnh vua trầm mình xuống sông tự vẫn đúng vào giờ Ngọ, ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch. Người dân Trung Quốc tôn kính, tưởng nhớ Khuất Nguyên nên hàng năm cứ vào ngày ông mất, đúng mồng 5 tháng 5 âm lịch, lại thả bánh, quả xuống nước thờ cúng ông.

Đoan nghĩa là mở đầu, Ngọ là giữa trưa và ăn tết Đoan Ngọ là ăn vào giữa trưa. Ca dao có câu: “Tháng Tư đong đậu nấu chè/Ăn Tết Đoan Ngọ trở về tháng Năm”. Truyền thuyết đó gắn kết trong đời sống tâm linh của người dân Việt với ý nghĩa gần gũi hơn, và cũng không mấy ai còn truy tìm nguồn gốc của nó.

Tương truyền, Khuất Nguyên vốn là bậc thần y nên dân ta có tục hái lá mồng 5 về ủ rồi phơi khô làm thuốc. Khi ốm đau mang những lá thuốc này nấu nước uống chữa bệnh rất hiệu nghiệm.

Theo lệ, sau lễ cúng gia tiên, đúng ngọ (12h trưa), người dân ở các vùng thôn quê rủ nhau đi hái lá. Đây là thời khắc có dương khí tốt nhất, là giờ mặt trời toả ánh nắng tốt nhất trong năm. Lá cây cỏ hái được vào giờ này có tác dụng chữa bệnh rất tốt, nhất là các bệnh về đường ruột hay khi cảm mạo, đem những lá thuốc này nấu nước xông giải cảm rất tốt.

Ngải cứu, một vị thuốc được hái nhiều trong ngày 5/5 âm lịch. (Ảnh: Khánh Hiền)

Lá mùng 5 là hỗn hợp của bất cứ thứ lá nào có được trong vườn, từ lá tre, lá bưởi, lá cam, lá quýt, đến lá ổi, lá dủ dẻ, hành, tỏi, trầu không… và nhiều nhất là ngải cứu. Trong khi hái lá thuốc, ai nhìn thấy rắn, thằn lằn thì cả năm được nhiều may mắn vì những loài này vào thời khắc đó rất hiếm thấy.

Nơi phố phường, thị thành, không nhiều vườn tược, cỏ cây, người dân lại có lệ đi mua lá thuốc mồng 5. Độ trước Tết vài ngày, các bà, các mẹ, các chị từ thôn quê ra chợ phố mang theo đủ thứ loại lá bày bán. Lá được xắt nhỏ, phân từng loại riêng biệt, người đi chợ chọn lấy những lá có mùi vị ưa thích mua về, đúng ngọ ngày mồng 5, lại đem ra phơi khô rồi bọc lại để trong tủ thuốc gia đình, dùng khi nhà có người ốm đau.

Lá xông được bày bán sẵn cho các bà các mẹ ở thành phố, không có điều kiện đi hái lá thuốc. (Ảnh: Hoài Lương)

Lá thuốc mùng 5, dẫu là loại thuốc linh nghiệm thật hay chỉ là truyền thuyết nhưng qua bao đời nay đã gắn liền với đời sống tinh thần của người dân Việt Nam.

Tết diệt sâu bọ

Ở Việt Nam, Tết Đoan Ngọ được “Việt hoá” thành ngày Tết diệt sâu bọ và thờ cúng tổ tiên vào thời điểm quả trên cây, lá trên cành bắt đầu đơm hoa kết trái mong một mùa bội thu. Vì vậy hoa quả là thứ đồ cúng không thể thiếu. Ngoài ra còn những món ăn khác tùy theo tập quán của từng địa phương.

Hà Nội ngày này, rượu nếp, đặc biệt là rượu nếp cẩm, là món không thể thiếu. Chị Liên (buôn bán ở chợ Ngọc Hà, Hà Nội) cho biết: “Rượu nếp là thứ bán chạy nhất trong ngày này. Từ sáng tới giờ tôi đã bán hết 10 chậu nếp cẩm”.

Rượu nếp cẩm…
… và rượu nếp là món bán chạy nhất trong ngày này. (Ảnh: Như Quỳnh)

Ngoài ra, mâm lễ cúng Tết Đoan Ngọ của người Bắc không thể thiếu hoa quả các loại. Từ sáng sớm, các hàng bán hoa quả đã đông người hỏi mua.

Ở Đà Nẵng, từ sáng sớm các bà, các chị đã tất bật đi sắm đồ lễ chuẩn bị cho một cái Tết Đoan Ngọ đủ đầy. Sáng nay, các chợ cũng xôm tụ hơn hẳn ngày thường. Một món không thể thiếu trên mâm cơm cúng Tết Đoan Ngọ với người dân nơi đây là bánh ú tro. Bánh ú tro được bán rất nhiều với giá từ 5.000 – 7.000 đồng/chục. Nhà nào cũng mua từ ba bốn chục bánh trở
lên.

Một người phụ nữ đang chọn những chục bánh thật đẹp chuẩn bị cho mâm cơm ngày Tết mồng 5 tháng 5 cho biết năm nào cũng vậy, vào dịp này, bánh ú tro là thứ chị chọn mua đầu tiên bởi theo chị loại bánh này mang ý nghĩa như bánh chưng ngày Tết Nguyên Đán.

Hàng hoa quả cũng nhộn nhịp không kém, giá các loại hoa quả tăng nhẹ so với những ngày thường từ 2.000 – 3.000 đồng/kg các loại. Hoa tươi cũng tăng giá nhưng không đáng kể, được bày bán nhiều nhất là cúc vàng.

Ngoài ra, theo truyền thống của người miền trong, thịt vịt cũng là một thứ không thể thiếu cho ngày lễ này.

Không thể bỏ qua hoa, hương, vàng mã.
Nhìn khuôn mặt các bà, cá mẹ ai cũng hớn hở khi chọn mua đồ lễ vì lại có thêm một ngày trong năm gia đình được quây quần bên mâm cơm đầm ấm. Ai đi đâu về đâu, ngày này cũng nhớ về sum họp cùng gia đình, vui Tết mồng 5.

……………………………………………(ngưng trích phần không thuộc về phong tục Tết Đoan Ngọ -)

Nhóm PV

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics