22/06/2013: 1.Ông Mỹ sang VN làm bồi bàn-2.Cha tiên nhân bố mấy thằng Chệt(BBT)-3.Thích Nhất Hạnh(Diệu Tiên)-

22/06: 1.Ông Mỹ sang VN làm bồi bàn-2.Cha tiên nhân bố mấy thằng Chệt(BBT)-3.Thích Nhất Hạnh(Diệu Tiên)-
Category: Như là Ngụ ngôn .. Những nụ cười ..
Posted by: Tbl Đọc: 3642 lần

Fwd: Ông Mỹ Sang Việt Nam Làm Bồi Bàn…
Kim Vu to:…,me

Chúng ta có đủ can đảm làm việc thiện như ông bạn Mỹ này không?

> Ông Mỹ sang Việt Nam làm bồi bàn ở quán cơm 2.000 đồng
> Gặp John Kelly ở quán cơm từ thiện 2.000 đồng trên đường Hồ Xuân Hương (quận 3, TP HCM), người đàn ông ngoại quốc có vẻ thẹn thùng khi được đề nghị trả lời phỏng vấn và…

… tỏ ra là một người hiền lành trong từng suy nghĩ của mình.
>
> Để trò chuyện với John không phải là dễ vì hầu như anh không có thời gian rảnh cho các việc khác ngoài công việc chính là phụ giúp phục vụ trong quán cơm từ thiện 2.000 đồng này.
>
> Có thể thấy, John được khá nhiều người ở đây yêu quý. Các bạn sinh viên trẻ thường không bỏ lỡ cơ hội để trau dồi tiếng Anh với John, các “thượng đế” đến quán cũng thích thú khi được một ông Mỹ tận tình phục vụ – thăm hỏi từng người. Dù chỉ biết bập bẹ vài từ tiếng Việt nhưng John cũng đã truyền tải được sự chu đáo, nhiệt tình của mình đến từng người khách.

Mỗi ngày có khoảng 300 – 400 khách đến đây để chờ John và các tình nguyện viên phục vụ.

> John bên một tình nguyện viên lâu năm của quán.
>
> Chào John, ông có thể giới thiệu một chút về bản thân mình không?
> Chào mọi người, tôi tên là John Kelly, quốc tịch Mỹ. Tôi hiện đang sống ở California và đã là một người lớn tuổi, vừa nghỉ hưu. Đây là lần thứ hai tôi trở lại Việt Nam để làm việc từ thiện. Cũng như lần trước, tôi rất hào hứng với mọi thứ ở đây. Cảm giác đem niềm vui đến cho tất cả mọi người là một cảm giác rất tuyệt vời.

> Chẳng những tốt bụng, John còn là một người biết cố gắng học hỏi để hoàn thành tốt nhiệm vụ.

> Bệnh nhân ở bệnh viện cạnh quán cơm và người khuyết tật luôn được phục vụ trước.

Sau đó là người già và trẻ em.
> Những ngày làm việc vừa qua tại quán cơm từ thiện này đã giúp ông quen với công việc mới này chưa?
> Bây giờ thì tôi quen rồi, hết sợ rồi và cũng tự tin hơn so với những ngày đầu đến tham gia tình nguyện ở đây. Công việc ở đây hơi khác với công việc lần trước tôi tham gia thiện nguyện (tổ chức Helping Hand Saigon: quyên góp sách, dạy giáo dục trẻ em, dạy âm nhạc…).

Sợ ư? Có vẻ thời gian đầu của ông không được “thoải mái” lắm?
> À vâng, nó hơi khó khăn vì tôi không thể nói được tiếng Việt như mọi người, mọi trao đổi đều là vấn đề khó khăn đối với tôi. Rồi ngày đầu tiên của tôi nữa, tôi đã làm rơi thức ăn trước mặt mọi người, sự thiếu sót kinh nghiệm của tôi khiến cho nhiều người đến ăn phải chờ đợi và một vài người cảm thấy khó chịu, họ có vẻ không thích tôi. Tôi đã rất lo lắng, thậm chí là sợ nữa.
> Ông đã vượt qua những khó khăn đó như thế nào, John?
> Cũng dễ thôi (cười). Trước hết là tôi nhìn mọi người làm và học hỏi theo. Để giảm thiểu rào cản ngôn ngữ, tôi trao đổi qua giấy (nhờ một người bạn viết giúp), mỗi khi muốn hỏi khách có cần thêm cơm, thêm rau hay tráng miệng không thì tôi chìa tờ giấy đó ra cho họ xem. Chờ họ lắc đầu hay gật đầu thì tôi làm theo. Vậy đó, dễ ẹc thôi mà phải không?

Nụ cười hiền hậu của ông Mỹ John Kelly.
> Không thể để hàng trăm người chờ đợi mình, John luôn tấp bật cho công việc.

> Duyên cớ nào đã khiến ông đến với Việt Nam?
>
> Tôi thích làm từ thiện. Ở tuổi tôi thì không còn sức cống hiến cho đất nước, cho xã hội như đi lao động hay có thể tạo ra những thành quả to lớn nào nữa. Vì thế sau khi về hưu, tôi muốn đi sang đây để giúp các bạn – những con người dễ thương, hay cười của một đất nước hiền hòa.
> Tôi đến Việt Nam một lần rồi, cách đây hai năm. Cảm thấy sống ở đây rất thoải mái, mọi người rất đáng yêu nên tôi quyết định quay lại để làm việc thiện nguyện một lần nữa.

Chen chúc vào dòng người để được phục vụ tận tình đến từng khách hàng.

> Phải thấy tận mắt cách John chu đáo chăm chút cơm cho từng người, mới có thể hiểu được hết tấm lòng John dành cho những khách hàng của quán cơm từ thiện.

> Và đây chắc không phải là lần cuối, phải không John?
> (Cười). Tất nhiên rồi. Tôi sẽ quay lại nữa chứ. Ngày 27/7 này tôi phải trở về Cali sau chuyến đi Việt Nam 3 tháng, thời gian qua nhanh thật. Nhưng tôi sẽ quay lại vào một ngày rất gần. Còn bây giờ thì tôi phải về thăm mọi người trong gia đình trước đã. Tôi đang rất hồi hộp muốn kể cho họ nghe những câu chuyện thú vị mà tôi đã được trải nghiệm trong 3 tháng sống ở đây.

> Luôn cần cù, chăm chỉ và vui vẻ .

> Hiện giờ ông đang cảm thấy như thế nào?
> Như đã nói, tôi đã quen với công việc và cảm thấy rất vui, hạnh phúc. Tôi nhận được nhiều lời cám ơn cả tiếng Anh lẫn tiếng Việt, nhận được nhiều nụ cười thân thiện hơn (thay cho ánh mắt lạ lẫm, tò mò mà ngày xưa mọi người hay dành cho tôi trong trang phục phục vụ này). Tôi thích sự tất bật của mình khi nó có thể đem niềm vui đến cho mọi người nơi đây. Rất cám ơn quán cơm và tất cả những người khách thường xuyên đến đây với chúng tôi. Nhờ các bạn, tôi thấy cuộc sống mình có ích hơn, đáng sống hơn.

Cám ơn John. Và mong rằng với những trải nghiệm thú vị vừa qua, ông sẽ thấy yêu Việt Nam để quay lại với chúng tôi sớm hơn.

……………………………………………

Fwd: Cha tiên nhân bố mấy thằng Chệt
Kim Vu to:…,me

Đọc đã quá!!!

***
BÙI BẢO TRÚC tháng 5 năm 2013 .

Cha tiên nhân bố mấy thằng Chệt.
Ngày 27 tháng 5 năm 2013.
>
> Bạn ta,
> Có một thời, các du khách Mỹ đi đến đâu cũng bị người ta coi thường nếu không muốn nói là bị ghét. Tiền Mỹ thì yêu nhưng người Mỹ thì không.
> The Ugly American(s) không phải chỉ là tên cuốn tiểu thuyết của Eugene Burdick và William Lederer, mà là những chữ nhiều người dùng để mô tả những du khách người Mỹ vừa thô lậu, thiếu văn hóa, lại còn tự cao, tự đại khi ra nước ngoài đi du lịch.
> Hình ảnh một người đàn ông tuổi cỡ sáu chục, sơ mi Hawaii, quần shorts, đi dép, cổ đeo một chiếc máy ảnh rẻ tiền, người phụ nữ bên cạnh to béo, mắt đeo kính mát gọng nhựa trắng xếch ngược lên của thập niên 60, tóc tai như vừa gỡ được mấy cái hair roller ra, cái bóp đầm đeo trên vai như Gary Larson cực tả trong những bức hí họa của ông.
>
> Nhưng nay, hình ảnh những du khách Mỹ đáng ghét đó đã được thay thế, phải nhường chỗ cho các du khách từ Hoa lục đi ra nước ngoài du lịch. Mấy anh chị ba Tầu đi du lịch cũng dữ lắm. Trong năm 2012, khoảng 83 triệu Chệt đực, Chệt cái đi du lịch ở ngoại quốc, chi khoảng 102 tỉ đô la Mỹ. Mấy anh chị Chệt nhà quê này đi đến đâu cũng bị ghét đến đó. Có thể nhiều tiền thật đấy nhưng nhà quê và xấu xa thì vẫn còn nguyên. Ăn to, nói lớn, khạc nhổ, không biết xếp hàng, lấn được ai là lấn, bần tiện, keo kiệt về đồng tiền… đi đến đâu cũng lòi ra bằng ấy cái xấu. Một tác giả Trung quốc, ông Bá Dương đã viết rõ điều đó trong cuốn Người Trung Quốc Xấu Xí. Người Hoa, theo ông Bá Dương, khi ra nước ngoài, lại càng lộ rõ hơn những cái xấu xa của họ.
> Tại viện bảo tàng Louvre ở Paris, có một tấm bảng viết bằng chữ Hán ghi rõ cấm đại tiện và tiểu tiện. Zadig&Voltaire nói rõ vào năm 2014, khách sạn mới của công ty sẽ không tiếp du khách người Hoa. Tại một vài ngôi chùa ỏ Chiang Mai, bắc Thái Lan, các nhà sư đã phải cố gắng rất nhiều để giải thích cho các du khách người Hoa là không được mặc quần shorts vào chùa. Các khách sạn ở Singapore và Thái Lan đều than phiền là người Hoa nói quá lớn, lái xe quá ẩu, không chịu xếp hàng, để cho trẻ con tiểu tiện và đại tiện trong các bể bơi, nhân viên Hongkong Airlines phải học võ để đối phó với các Chệt đực say sỉn trên máy bay …
> Những chuyện như thế đã khiến cho phó thủ tướng Trung quốc mới đây phải than phiền là người Trung quốc khi ra nước ngoài đã lộ ra cái vẻ thiếu văn minh và vô học của mình qua các việc làm của họ. Ông kêu gọi người dân Trung quốc phải tự xét lại việc làm của mình bỏ hẳn trò to tiếng, khạc nhổ, đi đứng vô trật tự ngoài đường …
> Đó là lời của chính những người Tầu nói về người Tầu.
> Tuần qua, lại thêm một vụ tai tiếng nữa khi một thiếu niên 15 tuổi tên là Đinh Cẩm Hạo người Nam Kinh thuộc tỉnh Giang Tô theo cha mẹ đi Ai Cập chơi. Tại một ngôi đền có từ 35 thế kỷ trước, Chệt Hạo đã dùng vật nhọn khắc lên một bức chạm nổi mấy chữ đại khái Đinh Cẩm Hạo đã đến đây. Sau đó, Chệt nhỏ này còn khoe việc nó làm trên internet. Việc đó đã gây phẫn nộ cho rất nhiều người khiến cha mẹ của Chệt Hảo phải xin lỗi rối rít.
>
> Tại sao Chệt Hạo phải làm vậy? Ai mà chả biết cậu và phái đoàn du lịch người Hoa đã đến đó.
> Thì cứ nhìn đống rác rến bọn người này để lại cùng với những bãi nước bọt nhổ xuống đất, tiếng nói chuyện la hét gọi nhau ơi ới vang lừng cả một khu, chen nhau, lấn người khác để lên phía trước, ăn cắp ăn trộm, ngó trước ngó sau không thấy ai thì đái một cái, ỉa một cái… là biết ngay chứ việc gì phải viết mấy chữ lên tường?
> Những dấu tích ấy người ta đã thấy khắp nơi, nhất là ở mấy nước Đông Nam Á, nơi các sếnh sáng dở tất cả mọi trò khốn nạn của chúng ra ở trên biển, trên đất liền, bên này cũng như bên kia biên giới, bạ cái quái gì cũng nhận là của mình bộ không thấy sao?
> Cha tiên nhân bố mấy thằng Chệt.
>
……………………………………………………………

Fw: THICH NHẤT HẠNH : Vòng đời luẩn quẩn
An Truong to: …,me

BA CAY TRUC

Chủ Nhật 02/06/2013 Chào Mừng Bạn Đến Với Trang Báo Điện Tử­ Ba Cây Trúc **** Mọi bài vở và thư từ xin gởi về bacaytruc@gmail.com**** Có hiểu mới biết thương, có thương thì mới trọng, có trọng thì mới biết giữ gìn ****

Thích Nhất Hạnh: Vòng Đời Luẩn Quẩn
Diệu Tiên

Cuộc đời là một vòng luẩn quẩn. Luật “luân hồi nhân quả” của nhà Phật, nghe thì cao vời vợi nhưng nhiều khi “quả báo nhãn tiền” cũng chẳng bao xa.
Thầy Thích Nhất Hạnh sinh ra ở miền Trung và lớn lên bằng cơm gạo của miền Nam Cộng Hòa. Trong trưởng thành, thầy được chế độ Cộng Hòa ưu đãi nhiều hơn ai khác. Ở tuổi 30, trong khi bao nhiêu thanh niên cùng trang lứa với thầy đang trèo đèo, lội suối, vào sinh ra tử nơi địa đầu chiến tuyến, thì thày ung dung tự tại trau dồi kiến thức ở Đai Học Văn Khoa.
Khi tốt nghiệp, thầy , được học bổng qua Mỹ du học tại một trường danh tiếng. Trong thời chiến, đi du học bên Hoa Kỳ không phải là chuyện dễ. Có lẽ, có một bàn tay nào đó đã nâng đỡ cho thày?
Về nước năm 1964, dạy ở Đại Học Vạn Hạnh một thời gian, để rồi lại xuất ngoại vào năm 1966, Lần này, chuyến Mỹ du của thày có mục đích để phổ biến những tư tưởng phản chiến trong dư luận quốc tế. Với bộ áo của nhà tu hành, với trình độ của một sinh viên tốt nghiệp Đại Học Princeton, thày mau chóng tạo được uy tín với người ngoại quốc. Thày đi nói chuyện khắp nơi, lớn tiếng kết tội VNCH là “hiếu chiến”. Thầy nói: “Tôi ra đi để nói rõ là dân VN không muốn đánh nhau nữa, chỉ muốn ngồi xuống thương thuyết với nhau để đi tới một giải pháp hòa bình, và các cường quốc trên thế giới đừng dùng VN làm một chỗ để tranh dành ảnh hưởng nữa, đừng xử dụng ý thức hệ cũng như bom đạn trên đất nước nhỏ bé này…”
Ngày 2/6/1966, thày tố cáo trước Thượng Viện Hoa Kỳ là “Mỹ và VNCH là nguyên nhân gây ra thảm họa chiến tranh tại VN, đã bị nhân dân trong nước hết sức bất mãn và chống đối mạnh mẽ.”
Tôị nghiệp cho chính thể VNCH, đã đặt biết bao kỳ vọng vào người “con yêu của đất nước” gửi đi du học. Người con yêu này, thay vì đem hết kiến thức thu nhận được, trở về phục vụ cho đất nước, cho đồng bào thì lại “gậy ông đập lưng ông”, dùng dao “đâm sau lưng chiến sĩ VNCH.” Lẽ dĩ nhiên, chính phủ VNCH không thể “nuôi ong tay áo”, “nuôi khỉ dòm nhà” được, nên đành phải cấm cửa đứa con “ăn cơm quốc gia thờ ma cộng sản” này trở về nơi quê cha đất tổ.
Không biết thầy lấy danh nghĩa gì mà phát biểu thay cho dân VN. Dân miền Nam khao khát hòa bình, nhưng phải là hòa bình đem lại độc lập, dân chủ, tự do, hạnh phúc, chứ không phải là loại hoà bình dung túng cho chế độ VC độc tài, thối nát, tay sai ngoại bang của Trung Cộng và Liên Sô lúc đó.
Sau khi hòa bình đã vãn hồi trên đất nước, thày NH không trở về VN sống với VC. Thày ở lại Pháp xây dựng “sự nghiệp”, đồng thời cũng tiếp tục trải tư tưởng thiên Cộng trong các tác phẩm của thày “Hoa Sen trong biển lửa, môt đề nghị hòa bình của Phật Giáo” lên án chính phủ VNCH và Hoa Kỳ đàn áp Phật Giáo, gây cảnh tang tóc cho nhân dân miền Nam, và đề cao chính nghĩa cũng như lòng yêu nước của MTGPMN. Thày cũng không quên nhấn mạnh: “Trong đầu óc của người VN nói chung, HCM là vị anh hùng dân tôc lãnh đạo cuộc đấu tranh chống Pháp.”
Thày TNH không trở về VN, thì tháng 1/2006, nhà nước gửi TT Thích Đức Nghi sang Làng Mai tu tập. Thày Thích Đức Nghi nhờ cư xử khôn khéo, biết làm vừa lòng sư phụ nên đã trở thành đệ tử tâm đắc của thày TNH. TT Thích Đức Nghi được giới thiệu sang thiền viện Lộc Uyển bên Hoa Kỳ để quyên tiền về xây dựng Thiền Viện Bát Nhã ở Lâm Đồng.
Theo lời mời của phỉ quyền Hà Nôi, ngày 1/12/05, TNH đem 100 tăng sinh Làng Mai về VN. TS được đón tiếp trọng thể với một đội ngũ tăng ni đông đảo, có tán vàng che đầu, có hoa thơm rắc lối đi. TT Thích Đức Nghi ngỏ ý muốn cúng dường tu viện Bát Nhã cho TNH để làm nơi cho các tăng sinh tu tập.
Trong thời gian 3 tháng lưu lại VN, TNH đi thuyết pháp nhiều nơi và tổ chức trai đàn, cầu siêu cho các vong linh đã nằm xuống trong thời kỳ chiến tranh. TNH cũng được chủ tịch nhà nước Nguyễn Minh Triết tiếp kiến tại Phủ Chủ Tịch vào tháng 5/2007.
Ngày 10/29/2008, trưởng ban Tôn Giáo chính phủ của VC tố cáo Tăng ni Làng Mai vi phạm Luật pháp VN và ít ngày sau đó, công an Lâm Đồng cưỡng bách trục xuất 400 đệ tử tu học Pháp môn Làng Mai ra khỏi Thiền viện Bát Nhã.
Có lẽ để xoa dịu dư luận, một phiên họp Phật giáo bất thường được tổ chức tại Saigon, không có mặt của đại diện Làng Mai, đã đưa quyết định mới: mọi người có thể tiếp tục tu học, ai chưa có đủ giấy tờ, cần bổ túc, ai quậy phá, sẽ bị xử lý. Về tài sản, thì 2 bên (Làng Mai và Bát Nhã) có thể tự giải quyết, hay nhờ pháp luật).
Ngày 27, 28, 29 tháng 6 năm 2009, 200 thanh niên thuộc xã hội đen của công an VC sai bảo, tới Thiền Viện Bát Nhã đâp phá đồ đạc, vứt bỏ đồ ăn, cúp điện nước, khóa hết cửa ra vào. Mọi sự hỗ trợ bên ngoài đều vô vọng vì con đường độc đạo từ Bảo Lộc vào Bát Nhã đều có đám thanh niên tụ tập để kiểm tra.
Tin tức chính thức từ Bát Nhã Tu Viện gửi đi lên mạng toàn cầu kêu cứu. TT Thích Đức Nghi cũng lên tiếng yêu cầu mọi tăng ni và tăng sinh dời khỏi Tu viện Bát Nhã.
Chắc Thiền Sư TNH cũng biết rõ là ai đã làm ra những chuyện này?.Những đệ tử của thầy có nhiều người lớn tuổi bán nhà bán cửa ở Mỹ để đi về dưỡng già theo lời đường mật của thầy, bây giờ không biết làm sao. Ra ngoại quốc trở lại thì nhà bán rồi, còn chỗ nào khác ngoài cách vào “nhà già” sống? Ở trong nước thì tá túc vào chỗ nào? Còn riêng cá nhân thầy tuy có bị VC và sư Thích Đức Nghi lât lọng làm cho hư bột hư đường mọi sự thì cũng đừng buồn.
Bởi vì sự việc mà Cộng Phỉ đối xử với thầy hôm nay cũng giống như những gì thầy đã đối xử với VNCH trước kia.
Là người đọc sách Phật, chắc thầy cũng thấy Luật Nhân Quả và Quả Báo Nhãn Tiền.
Còn nếu thày chưa nhìn rõ thì: Nam Mô A Di Đà Phật, xin ngài khai thông huệ nhãn cho thày.
Diệu Tiên
……………………………………….

Add a Comment

Your email address will not be published.

This site uses Akismet to reduce spam. Learn how your comment data is processed.

Web
Analytics