Lời ngỏ-Sáng nay, chúng tôi nhận được FW của NGUYỄN, một bạn thân và cũng là độc giả, nội dung Fw nói về bài thơ “Ai nhớ ngàn năm một ngón tay” của thi sĩ Du Tử Lê, đã bị kẻ xấu thay đổi lơi trong những câu thơ, với ác ý . Bạn Nguyễn đã tìm ra nguyên tác bài thơ của Du Tử Lê để đối chiếu với bài xuyên tạc, bạn Nguyễn còn chỉ rõ những chữ nào bị thay đổi thì in màu đỏ ,v..v.. Như bạn nói :”Qua đường, thấy việc bất bình chẳng tha” . Chúng tôi vô cùng cảm kích tấm lòng công bằng-bác ái của bạn Nguyễn , chúng tôi đăng lên đây để quí độc giả cùng theo dõi . Xin cảm tạ bạn Mrs. Mrs. Nguyễn .
Trân trọng – Nhã Nhạc
====
Fw: TRỞ CỜ…. Phải xét lại
Mrs. Nguyen to me
11:45 AM -March 2,2017
Subject: Re: TRỞ CỜ…. Phải xét lại
….
Tận tín thư bất như vô thư. Xin đừng vội tin. Đọc gì phải “xét lại” đã.
Nhất là thời buổi này, photoshop đầy ra, nói gì sửa vài câu thơ thì quá dễ.
DTL hiền chết. Nhưng DTL đâu có khờ dại vậy, khi còn đang sống ở giữa xứ Bolsa.
Thực hư không biết ra sao, nhưng bài thơ bị photoshop tan nát:
Dưới đây là nguyên bản bài thơ của DTL đã đăng trên Thư Viện-Thơ Viêt Nam Hiện Đại.
Bài thơ của DTL chỉ là một bài nhớ Tháng Tư với một chuyện tình chi chi đó.
Cái nhà anh nào chửi bậy người ta tội nghiệp, mình chuyển đi mang nghiệp tội cho mình.
Tôi sẽ chêm những chữ màu xanh vào bài thơ “xuyên tạc” để xem họ có ác ý thế nào.
Chữ đỏ: họ sửa lời bài thơ. Chữ xanh: nguyên tác của DTL.
Tên nào sửa cũng kể là kẻ biết làm thơ, nhưng nên dùng tài đó làm việc khác có ích hơn?.
Mrs. Nguyễn
Ai nhớ ngàn năm một ngón tay (nguyên tác)
Thơ » Việt Nam » Hiện đại » Du Tử Lê
Thể thơ: Thơ mới bảy chữ
Thời kỳ: Hiện đại
Một số bài cùng tác giả
– Khúc Thuỵ Du
– Đêm, nhớ trăng Sài Gòn
– Chẳng chiến chinh mà cũng lẻ đôi
– Tình sầu
– Hiến chương tình yêu ngày 14-2
Đăng bởi Biển nhớ vào 20/08/2007 07:46, số lượt xem: 4121
Tháng tư tôi đến rừng chưa thức
Mưa vẫn chờ tôi ở cuối khuya
Có môi chưa nói lời chia biệt
Và mắt chưa buồn như mộ bia
Tháng tư nao nức chiều quên tắt
Chim bảo cây cành hãy lắng nghe
Bước chân ai dưới tàng phong ốm
Mà tiếng giày rơi như suối reo
Tháng tư khao khát, đêm, vô tận
Tôi với người riêng một góc trời
Làm sao anh biết trăng không lạnh
Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi
Tháng tư hư ảo người đâu biết
Cảnh tượng hồn tôi : một khán đài
Với bao chiêng, trống, bao cờ xí
Tôi đón anh về tự biển khơi
Tháng tư xe ngựa về ngang phố
Đôi mắt nào treo mỗi góc đường
Đêm ai tóc phủ mềm da lụa
Tôi với người chung một bến sông
Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa
Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi
Làm sao anh biết khi xa bạn
Tôi cũng như chiều: tôi mồ côi
Tháng tư chăn gối nồng son, phấn
Đêm với ngày trong một tấm gương
Thịt, xương đã trộn, như sông, núi
Tôi với người, ai mang vết thương ?
Tháng tư rồi sẽ không ai nhớ
Rừng sẽ vì tôi nức nở hoài
Mắt ai rồi sẽ như bia mộ
Ngựa có về qua cũng thiếu đôi
Tháng tư người nhắc làm chi nữa
Cảnh tượng hồn tôi đã miếu thờ
Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng
Mưa đã chờ tôị Mưa…đã …mưa
Mai kia sống với vầng trăng ấy
người có còn thương một bóng cây
Góc phố còn treo đôi mắt bão
Ai nhớ ngàn năm một ngón tay ?
From:
Sent: Tuesday, February 28, 2017 10:18 PM
Subject: Fwd: TRỞ CỜ….
Chuyển tiếp…
————————————————————–
Thư đã chuyển tiếp ———-
Từ: Minh
TRỞ CỜ
DU TỬ LÊ (Nguyễn xin phép xoá bỏ những hàng chữ mạt sát, không đúng và không đáng nghe)
Ai nhớ ngàn năm một nỗi mừng
Tháng tư đã đến rừng chưa thức
Mưa vẫn chờ tôi ở cuối đường (khuya) Có môi, không nói lời ly (chia) biệt Và mắt chưa buồn như mộ bia
Tháng tư nao nức chiều quên tắt
Chim bảo cây cành hãy lắng nghe
Bước chân giải phóng từng khu phố (ai dưới tàng phong ốm)
Và tiếng chân người (giày rơi) như suối reo
Tháng tư khao khát, ngày (đêm) vô tận
Tôi với người riêng một góc trời
Làm sao người biết trời đang sáng (anh biết trăng không lạnh)
Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi
Tháng tư sum họp (hư ảo) người đâu biết
Cảnh tượng hồn tôi: một bóng cờ (khán đài)
Với bao chiêng, trống, bao cờ xí
Tôi đón anh về tự mỗi nơi (tự biển khơi)
Tháng tư binh mã (xe ngựa) về ngang phố
Đôi mắt nhìn theo một nỗi mừng (Đôi mắt nào treo mỗi góc đường) Đêm ai tóc phủ mềm da lụa
Tôi với người chung một bóng cờ (bến sông)
(Câu trên cố ghép vào nên lạc vận. Một nhà thơ già đời như DTL không lẽ dùng chữ cờ để vần với chữ mừng! hai chữ bến sông mới hợp với góc đường, là đúng và có chất thơ. ) Chú thích của Mrs.Nguyễn.
Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa
Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi
Làm sao anh biết khi xa bạn
Tôi cũng như người: Một nỗi vui (Tôi cũng như chiều: tôi mồ côi)
Tháng tư chăn gối nồng son, phấn
Đêm với ngày trong một tấm gương
Thịt, xương đã trả hờn (trộn như) sông, núi
Tôi với người, ai mang vết thương?
Tháng tư rồi sẽ ngàn năm nhớ (không ai nhớ) Rừng sẽ vì tôi nức nở hoài
Mắt ai ngu (rồi) sẽ như bia mộ
Ngựa có về qua cũng thiếu đôi
Tháng tư nhắc nhở ngàn năm nữa! (người nhắc làm chi nữa)
Cảnh tượng hồn tôi những miếu đền (đã miếu thờ) Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng
Mưa đã chờ tôi. Mưa… đã… mưa
Mai kia sống với vầng sao ấyj
Người có còn thương một bóng ai (cây)
Góc phố còn treo ngời lãnh tụ (đôi mắt bão)
Ai nhớ ngàn năm một bóng ai? (ngón tay)
Posted by: Mkhach
TRỞ CỜ (NTT.)
…………
(một bài thơ đả kích. Lời lẽ hồ đồ. Mình miễn gửi cho BT.} Mrs.Nguyễn
………………………………………………………………………………………………………..
CŨNG BÀI THƠ NÃY BỊ XUYÊN TẠC VÃO NĂM 2015-VÀ ĐÃ ĐƯỢC ĐĂNG TRÊN WEBSITE NÃY 2015
Nguồn:Vũ Đình Trọng – Các bài viết .com
Du Tử Lê,
Mấy tuần vừa qua trên mạng, người ta gởi cho nhau đọc một bài thơ được cho là của Du Tử Lê, viết về ngày 30 tháng 4. Trong một email mà tôi nhận được, bài thơ được trích như thế này:
Một bài thơ của Du Tử Lê,
(viết về 30 tháng Tư/ 1975)
Ai nhớ ngàn năm một nỗi mừngg Tháng tư đã đến rừng chưa thức
Mưa vẫn chờ tôi ở cuối đường
Có môi, không nói lời ly biệt
Và mắt chưa buồn như mộ bia
Tháng tư nao nức chiều quên tắt
Chim bảo cây cành hãy lắng nghe
Bước chân giải phóng từng khu phố
Và tiếng chân người như suối reo
Tháng tư khao khát, ngày vô tận
Tôi với người riêng một góc trời
Làm sao ngưòi biết trời đang sáng
Và cánh chim nào sẽ bỏ tôi
Tháng tư sum họp người đâu biết
Cảnh tượng hồn tôi: một bóng cờ
Với bao chiêng, trống, bao cờ xí
Tôi đón anh về tự mỗi nơi
Tháng tư binh mã về ngang phố
Đôi mắt nhìn theo một nỗi mừng
Đêm ai tóc phủ mềm da lụa
Tôi với người chung một bóng cờ
Tháng tư nắng ngọt hoa công chúa
Riêng đoá hoàng lan trong mắt tôi
Làm sao anh biết khi xa bạn
Tôi cũng như người: Một nỗi vui
Tháng tư chăn gối nồng son, phấn
Đêm với ngày trong một tấm gương
Thịt, xương đã trả hờn sông, núi
Tôi với người, ai mang vết thương?
Tháng tư rồi sẽ ngàn năm nhớ
Rừng sẽ vì tôi nức nở hoài
Mắt ai ngu sẽ như bia mộ
Ngựa có về qua cũng thiếu đôi
Tháng tư nhắc nhở ngàn năm nữa!
Cảnh tượng hồn tôi những miếu đền
Trống, chiêng, cờ, xí như cơn mộng
Mưa đã chờ tôi. Mưa… đã… mưa
Mai kia sống với vầng sao ấy
người có còn thương một bóng ai
Góc phố còn treo ngời lãnh tụ
Ai nhớ ngàn năm một bóng ai?
Mười người đọc, tôi nghĩ cả mười người đoan chắc là đây là bài thơ của thi sĩ họ Lê, bởi câu cú, vần điệu, chữ nghĩa. Tôi cũng thấy trong bài thơ trên có “chữ của ông”, nhưng tôi không tin bài thơ đó là của ông. Tôi không tin, bởi tôi hiểu (chút nào đó) con người ông. Có thể ông không muốn sống trong đám đông ồn ào, có thể vì ông không muốn đôi co, có thể ông có nhiều thiếu sót,… Rất nhiều thứ “có thể” từ ông, nhưng tôi tin ông không thể là người từ bỏ quá khứ, gốc rễ của mình.
Tôi chia sẻ suy nghĩ trên với Khánh Hòa. Khánh Hòa nói rằng bài thơ này rất quen, những từ “tháng tư” được lặp lại, hình như cô đã đọc được, và (cũng) hình như, báo Sống đã đăng bài này rồi. Tôi nói, nếu Sống đã đăng thì dứt khoát không thể là nội dung như thế này. Thế là chúng tôi bàn với nhau tìm ra sự thật ẩn sau những dòng thơ đầy ác ý này.
Bài thơ “Ai Nhớ Ngàn Năm Một Ngón Tay” được in trong tập thơ “Giỏ hoa thời mới lớn”.
Hôm mùng 2 tháng 1, báo Cali Today News đăng bài viết của tác giả Nguyễn Ninh Hòa, trình bày rất rõ nội tình, cùng lúc Khánh Hòa tìm ra bài thơ “gốc” mang tựa đề “Ai nhớ ngàn năm một ngón tay” của Du Tử Lê, được in trong tập thơ “Giỏ hoa thời mới lớn”. Và Khánh Hòa cũng tìm được bài thơ mà Sống Magazine đã đăng trong số 143, kỷ niệm Tháng Tư Đen năm 2014. “Em nhớ là đã đọc bài thơ này. Nó quá hay và thích hợp trong số Tháng Tư Đen nên đã typing để anh đăng trong số ấy.” Khánh Hòa nhớ lại.
Bài thơ thích hợp với chủ đề, bởi những từ “tháng tư” được nhắc đi nhắc lại như dấu ấn buồn của một cuộc tình chia xa. Tháng Tư! Vận nước đã đen thì có cuộc tình nào sáng được đâu!
Bạn đọc cũng có thể tìm thấy nguyên văn bài này tại website của Du Tử Lê ở địa chỉ: http://dutule.com/D_1-2_2-44_4-1573_5-10_6-1_17-5380_14-2_15-2/#nl_detail_bookmark
Đọc xong bài thơ “gốc” và đọc lại bài thơ đã bị sửa một số câu, chúng tôi thấy được sự ngụy tạo vô cùng ác ý, nhắm vào nhà thơ Du Tử Lê.
Ác ý như thế nào, mời quý vị đọc lại bài thơ “gốc” của Du Tử Lê, kèm theo những dòng bị thay đổi (in chữ đậm) để thấy:
Ai Nhớ Ngàn Năm Một Ngón Tay
(sửa thành Ai Nhớ Ngàn Năm Một Nỗi Mừng)
tháng tư tôi đen rừng chưa khóc
mưa vẫn chờ tôi ở cuối khuya
có môi chưa nói lời gian dối
và mắt chưa buồn như mộ bia
tháng tư nao nức chiều quên tắt
chim bảo cây, cành hãy lắng nghe
bước chân ai dưới tàng phong úa
(bước chân giải phóng từng khu phố)
mà tiếng giầy rơi như suối reo
(Và tiếng chân người như suối reo)
tháng tư khao khát, đêm vô tận
tôi với người riêng một góc trời
làm sao em biết trăng không lạnh
và cánh chim nào không bỏ tôi?
tháng tư hư ảo người đâu biết
(Tháng tư sum họp người đâu biết)
cảnh tượng hồn tôi: một khán đài
(Cảnh tượng hồn tôi: một bóng cờ)
với bao chiêng, trống, bao cờ xí
tôi đón em về tự biển khơi
(Tôi đón anh về tự mỗi nơi)
tháng tư xe ngựa về ngang phố
đôi mắt nào treo mỗi góc đường
(Đôi mắt nhìn theo một nỗi mừng)
đêm ai tóc phủ mềm nhung lụa
tôi với người chung một bến sông
(Tôi với người chung một bóng cờ)
tháng tư nắng ủ hoa công chúa
riêng đóa hoàng lan trong mắt tôi
làm sao em biết khi xa bạn
tôi cũng như chiều: tôi mồ côi?
(Tôi cũng như người: Một nỗi vui)
tháng tư chăn, gối nồng son, phấn
đêm với ngày trong một tấm gương
thịt xương đã trộn, như sông núi
tôi với người, ai mang vết thương?
tháng tư rồi sẽ không ai nhớ
rừng sẽ vì tôi nức nở hoài
mắt ai rồi sẽ như bia mộ
ngựa có về qua cũng thiếu đôi!
tháng tư người nhắc làm chi nữa
cảnh tượng hồn tôi đã miếu thờ
trống, chiêng, cờ xí như cơn mộng
mưa đã chờ tôi. mưa… đã… mưa
mai kia sống với vầng trăng ấy
(Mai kia sống với vầng sao ấy)
người có còn thương một bóng cây?
(người có còn thương một bóng ai)
góc phố đèn treo đôi mắt bão
(Góc phố còn treo ngời lãnh tụ)
Ai nhớ ngàn năm một ngón tay?
(Ai nhớ ngàn năm một bóng ai?)
Từ một bài thơ tình, qua cách thay đổi văn từ, đã biến thành bài thơ ca ngợi chế độ, lãnh tụ cộng sản. Cái Ác nằm ở chỗ đó. Gieo cái Ác vào trong từng con chữ, đó là cái ác của một tên “đồ tể chữ nghĩa”.
Vẫn trong bài viết của Nguyễn Ninh Hòa (Cali Today News), tác giả cho biết:
Tôi gọi anh Du Tử Lê, và được biết (1) bài thơ đã bị thay đổi một cách tệ hại đến mức mà người đọc nếu tinh ý thì hiểu ngay rằng ngôn ngữ bị thay đổi mang trình độ ngây ngô của một học sinh lớp 3, chứ không phải của Du Tử Lê. Ví dụ như không ai nói “vầng sao” cả, mà phải là “vầng trăng”. Bài thơ bị thay đổi với ý định rất xấu, (2) bài thơ này viết vào thời điểm 1 tháng 5, 1984, không phải là thời điểm 30 tháng 4, 1975 và (3) Email Du Tử Lê viết như sau “…bài thơ của anh – Từ câu đầu tới câu chót, không có một ý tưởng một hình ảnh nào liên quan tới biến cố 30 tháng 4 – Nó là một bài thơ tình thuần túy. Anh viết từ năm 1984. Chỉ có những kẻ óc bã đậu mới có thể nghĩ rằng, đó là bài thơ nói về ngày 30 tháng 4 thôi,…”
…
Tôi hỏi Du Tử Lê: Anh có muốn lên tiếng đính chính không?
Du Tử Lê trả lời: Không!
Tôi hỏi tiếp: Tại sao?
Du Tử Lê trả lời: Tôi bị nhiều lần như thế và luôn không trả lời!
(Hết trích)
Email trao đổi riêng giữa tác giả bài viết và nhà thơ Du Tử Lê được đưa lên báo Cali Today News là chuyện “chẳng đặng đừng” của tác giả. Tôi không nghĩ Trần Ninh Hòa cố tình giải bày giùm Du Tử Lê, mà chỉ muốn trả lại cho bài thơ giá trị thật mà nó vốn có. Nó là một bài thơ tình thuần túy.
Tôi cũng chỉ kể lại câu chuyện, chúng tôi tìm bài thơ gốc như thế nào.
Chỉ vậy thôi!
Vũ Đình Trọng
………………………………………….