Lòng tự trọng
Trong một ngày cuối tháng chin, tôi nhận được hai FW từ hai người bạn . Thật chẳng vui chút nào, mà cảm giác xấu hổ còn làm nóng hai bên má !
1/ FW thứ nhất với tựa “Một sỉ nhục cho người Việt”, ý chính được tóm tắt như sau : Người Hà Lan tặng áo mưa, dân Hà Nội nhào lên cướp –“Chị Phạm Thu Giang làm công tác báo chí văn hóa tại Đại Sứ quán Hà Lan, cũng là người tổ chức chương trình phát áo mưa miễn phí cho người qua đường, đã cảm thấy hoảng sợ trước ứng xử lạ của người dân”..(Trích báo Dân Tri’- Hà Nội). -Hình dưới .
2/ FW thứ hai, tựa là “Nhà ngoại giao kể chuyện người Việt xỉa răng giữa thủ đô Pháp”, chi tiết xin tóm lược: “….Một lần, tôi đưa đoàn công tác ở tỉnh X đi thưởng thức món đặc sản bò bít tết trên đại lộ Champ-Elysees (Pháp). Ăn xong, trong lúc đang chờ trả tiền, nhìn ra ngoài thì ôi thôi, hơn chục người nhà mình đứng giữa vỉa hè, vừa cười nói chỉ trỏ, vừa cầm tăm xỉa răng .
Có cán bộ còn vừa há mồm, vừa xỉa, xong cũng không vứt đi mẩu tăm bẩn mà cứ ngậm lúng búng trong mồm, đi dạo khắp các địa điểm tham quan khác …”(ngưng trích)
Hai FW trên, một do báo Hà Nội tường thuật, một do Cán bộ XHCNVN hướng dẫn đoàn công tác VN du lịch nước ngoài tường trình …Không phải do dân “ngụy” sáng tác !
Và cũng không phải lần đầu tiên xảy ra những sự việc làm hoen ố hình ảnh dân Việt, trong nước cũng như khi xuất ngoại . Mấy ai đã quên “Nỗi nhục khi thấy người Việt ăn buffet ở nhà Hàng Thái Lan” ? Còn ai không khỏi xấu hổ khi, sau mấy ngày Hội Tết cổ truyền, thanh niên, thiếu nữ nhào lên cướp hoa, ngay sau khi buổi lễ kết thúc và ngay trước mắt cả khách du lịch nước ngoài !(Hình dưới:Dân Hà Nội lao vào cướp hoa-Tết 2010-)
-o0o-
VietNam.net.vn đã đăng một số bài độc giả gửi đến để chia xẻ thêm các tình huống “khiếm nhã” của người Việt với các tựa đề như sau :
Xấu hổ vì trí thức Việt cũng “tham ăn tục uống”
Thói hư tật xấu của người Việt… ra nước ngoài bị khinh lắm
Chỉ ở Việt Nam mới có kiểu bán hàng đuổi khách!
Xem lại clip gào thét tranh cướp suất ăn 100 nghìn
Có thể khởi kiện nhà hàng từ chối người Việt?
Muối mặt mỗi khi đi Tây ăn buffet
Nhục nhã khi nhà hàng Việt từ chối phục vụ người Việt
Không bán hàng cho người Việt vì họ… xấu tính
“Người Việt ý thức kém, không phục vụ là phải!”
===
Mới đây, báo trong nước lại đưa tin :
1/Ai dạy trẻ nói dối?
27/09/2013 08:53 (GMT + 7)-Tuổi Trẻ Online
TT – Công bố mới đây của một trung tâm xã hội học cho kết quả sững sờ: “Tỉ lệ nói dối cha mẹ ở học sinh cấp I là 22%, cấp II là 50%, cấp III là 64% và sinh viên là 80%”. > Tỉ lệ nói dối gia tăng theo cấp học
2/Ăn uống xô bồ
Giành lấy món ăn đến độ dùng tay bốc. (Hình: VNExpress)
VNExpress nêu cảnh hàng ngàn người chen lấn nhau đến độ tràn ra đường Ðoàn Trần Nghiệp, thuộc quận Hai Bà Trưng, Hà Nội để giành nhau một phần ăn sushi miễn phí, làm ví dụ điển hình. Sự kiện này diễn ra hôm 24 tháng 10, 2013 nhân dịp khai trương một cửa hàng sushi ở trung tâm thành phố Hà Nội.
VNExpress kể rằng, hàng ngàn thực khách Hà Nội từ bốn phương kéo đến, tạo nên cảnh chen lấn dẫn đến hỗn loạn. Một số nhân chứng nói rằng, càng gần đến giờ khai mạc thì số người kéo đến càng đông. Số người hiện diện đông đến độ tràn hết ra đường khiến xe cộ kẹt cứng. Cảnh chen lấn, xô đẩy dữ dội diễn ra trước mắt mọi người. Ai nấy đều biết rằng chỉ có khoảng 400 phần ăn miễn phí, trong khi số người hiện diện lên đến hàng ngàn. Vì vậy, mọi người cố sức xô đẩy, chen lấn để vượt lên phía trước, giành lấy phần ăn. Ða số họ là thanh niên trẻ tuổi nên sức giành giật càng trở nên thô bạo. (NV)
=====
Thường, trước một việc làm không tốt đẹp, người ta tìm hiểu nguyên nhân qua ba lãnh vực : -Học đường – Gia đình – Xã hội .
Học đường hay Nhà trường trong VNXHCN như thế nào, thiết tưởng cũng đã cả trăm, ngàn bài viết, phân tách việc này . Xin nêu vài ý chính :
Học sinh trong nhà trường VNXHCN không được học Đức dục, Luân lý hay Công dân giáo dục như trước 1954 ngoài Bắc và trước 1975 trong Nam – qua bộ sách “Quốc Văn Giáo Khoa Thư”, và “Luân lý Giáo Khoa Thư” – Đây chính là nguyên nhân khiến “trẻ em trong Nam ngoan, lễ phép hơn trẻ em miền Bắc” như nhận xét của nhiều người miền Bắc vào thăm miền Nam sau 1975 .
blank_page
Nếu nói “Học sinh là rường cột” của đất nước thì đây là một thiếu sót vô cùng lớn lao, đưa tới những hậu quả tai hại cho đất nước . Những học sinh này sẽ trưởng thành, sẽ là thành viên hay chủ gia đình (như hiện nay), sẽ đảm nhận công việc lớn, nhỏ trong xã hội, mà tư cách, nhân phẩm của họ sẽ ảnh hưởng đến xã hội, đất nước .
Sau bao nhiêu vụ tai tiếng, xấu xa do thanh thiếu niên, cũng như cả giới chức lãnh đạo “quan to, quan nhỏ” gây ra, năm 2000, bộ sách kể trên đã được in lại , nhưng không biết có được dùng đồng nhất trong các trường Tiểu học hay không ? Sách ra đời từ năm 2000 có trễ quá không ? Vì từ đó đến nay, XHCNVN mỗi lúc càng thêm sa đọa, con người trở nên vô cảm, từ dối trá đến lừa lọc, cướp bóc, giết hại lẫn nhau , quốc nạn tham nhũng, như TBT Trọng vừa phát biểu “tham nhũng như ngứa ghẻ …” …
Đó phải chăng là kết quả “100 năm trồng người” theo chính sách CS của ông Hồ !
Nói về thanh thiếu niên, đảng CSVN chủ trương , khuyến khich ’ “thoát ly gia đình”, “không tôn giáo”, tất cả phục vụ cho “đoàn, đảng”. Sau 1975, một cậu em –con cậu ruột của chúng tôi- vào Sài Gòn thăm bà con- Cậu đến thăm mẹ chúng tôi là bác ruột của cậu, kể rằng : cậu đã thoát ly gia đình, theo đoàn, đảng đi phục vụ tại những tỉnh cao nguyên Bắc phần, sau1954 . Khi chưa quá 30 tuổi, cậu đã bị mất gần hết hai hàm răng . Cậu nghe nói đồng bào trong Nam nghèo đói, bị “kìm kẹp”, cậu để dành tem phiếu mua vài lạng mỡ, chiên lên, đựng không đầy một chai nhỏ, để mang vào biếu bác …Cả nhà rớt nước mắt, nhất là mẹ tôi, bà thương đứa cháu ruột hai mươi mấy năm, giờ gặp lại, thân tàn thê thảm, không tương lai, lại còn bị đầu độc, bưng bít tin tức về người thân …
Học đường, gia đình như vậy, thì một xã hội theo chủ nghĩa CS ra sao, tất cả mọi người và thế giới đã thấy. Đau buồn nhất là tình trạng suy đồi đạo đức ngày càng trầm trọng– như những tin tức do báo nhà nước đăng tải, báo động .
Cũng tháng 9/2013, chúng tôi nhận được một FW có tựa “Những luật lệ ngầm ở Nhật Bản” . FW này liệt kê những hành động người Nhật không làm ở chỗ đông người, cụm từ “luật lệ ngầm” hàm ý người dân Nhật đã lặng lẽ tuân theo những điều này, dù biết không làm theo thì cũng chẳng bị ai phạt vạ gì .
-o0o-
Những Luật Lệ Ngầm Ở Nhật Bản
>>> 1. Sau khi ăn xong. Không dùng tăm ở nơi công cộng. Nếu dùng thì phải kín đáo hay vào nhà vệ sinh.
>>> 2. Vào nhà hàng không dùng khăn nóng lau mặt, chỉ để lau tay thôi.
>>> 3. Người cùng giới đi ngoài đường không choàng vai bá cổ nhau.
>>> 4. Không dùng ngón tay chỉ vào người khác.
>>> 5. Không rung đùi.
>>> 6. Dùng chén, đũa đúng.
>>> 7. Không hỏi tuổi người đang nói chuyện với mình.
>>> 8. Ngoài người yêu, vợ, chồng, con ra, không bao giờ động chạm vào người đang nói chuyện với mình kể cả lúc thân mật cũng như lúc giận dữ/cãi cọ.
>>> 9. Không khạc nhổ, ngoáy mũi nơi công cộng.
>>> 10. Không nói chuyện ồn ào làm phiền hàng xóm.
>>> 11. Lên tàu điện giữ trật tự, không nói chuyện ồn ào làm phiền người xung quanh
>>> 12. Lên tàu điện, lúc nghe nhạc không để âm thanh quá lớn.
>>> 13. Không ăn uống trên tàu điện.
>>> 14. Không ngồi vắt chân trên tàu điện.
>>> 15. Không chen lấn, xô đẩy.
>>> 16. Xếp hàng, không chen ngang.
>>> 17. Không vứt rác bừa bãi, rác mình thải ra có thể mang về về nhà bỏ khi cần.
>>> 18. Không để ý soi mói người xung quanh/hàng xóm.
>>> 19. Không trộm cắp.
>>> 20. Không cãi lộn, đánh lộn.
>>> 21. Không gây ồn làm phiền người khác khi ở nhà.
>>> 22. Không liếc ngang, liếc dọc khi đối thoại.
>>> 23. Khi làm việc, không sờ vào những thứ chưa biết
>>> 24. Đi vào nhà Nhật, hay ăn kiểu Nhật không mang giầy lên sàn, phải cởi giày để ở dưới đất.
>>> 25. Đi lên sàn có chiếu tatami, mang vớ đừng cởi ra.
>>> 26. Không gắp thức ăn cho người khác.
>>> 27. Không hỏi lương của người khác.
>>> 28. Không hỏi cân nặng cũng như bình luận về hình thể người đang nói chuyện với mình.
>>> 29. Không chở nhau bằng xe đạp. Xe đạp chỉ dành cho 1 người. Cảnh sát sẽ hỏi thăm nếu thấy mình đi xe đạp mà chở thêm 1 người nữa.
>>> 30. Không lái xe lúc uống bia rượu. Sẽ bị phạt rất nặng nếu bị phát hiện.
>>> 31. Không vừa đi vừa hút thuốc, không bỏ tàn thuốc bừa bãi.
>>> 32. Không khoanh tay trước mặt, không đút 2 tay vào túi quần khi nói chuyện.
>>> 33. Không cho số điện thoại, địa chỉ của người này cho người khác khi chưa có sự đồng ý.
>>> 34. Không nói chuyện điện thoại tại chỗ đông người (bữa ăn, buổi nói chuyện…)
-o0o-
Tôi nhớ, tôi đã không đọc bản tin này một lần rồi bỏ qua ngay giống như những bản tin khác . Tôi tự hỏi “Tại sao người Nhật lại coi những điều “không nên làm” này như luật lệ ngầm, và lặng lẽ tuân thủ ? Phải chăng người dân Nhật ý thức được đây là những hành động xấu, không nên mắc phải, chúng sẽ làm mất tư cách người công dân Nhật, và làm hoen ố hình ảnh dân tộc Nhật trước mắt người ngoại quốc ? Tôi liên tưởng ngay đến thảm họa “Sóng thần” mà dân Nhật phải gánh chịu vào tháng 3 năm 2011 . Một tang thương quá lớn, tưởng như quá sức chịu đựng của con người ! Trận động đất kinh hoàng 8.9 độ đem lại cơn Sóng thần tệ hại này cho dân Nhật . Cả thế giới đã thấy cảnh tượng hàng hàng, lớp lớp những tòa nhà , trường học, nhà máy, cơ xưởng , những đại lộ …lần lượt bị nước cuốn trôi đi . Cả thế giới xót thương người Nhật!
blank_page
Nhưng cũng chính qua cơn tai biến lịch sử này, cả thế giới đã được chứng kiến “tinh thần dân tộc” của người Nhật biểu lộ ra sao ?
Chịu đựng cảnh tang thương, mất mát quá lớn, người Nhật vẫn tỏ ra bình tĩnh, nghiêm chỉnh, rất trật tự khi xếp hàng mua xăng, mua hàng hóa, nhận phần trợ cấp,….Không hề có chen lấn, không hôi của, không cướp bóc …dù biết mình đã mất hết, và đau thương đè nặng trên vai …!
Người Nhật xếp hàng mua xăng –
Xếp hàng bên ngoài một cửa tiệm
Xếp hàng lãnh phần ăn
Báo chí thế giới đã hết lời ca ngợi “bản lãnh dân tộc Nhật” . Dân chúng trên toàn thế giới tỏ bày lòng ngưỡng mộ tinh thần đoàn kết rất cao, kỷ luật phi thường, sự đối xử tử tế, nhường nhịn lẫn nhau của người Nhật trong bối cảnh đau thương, tan tác nhất trong đời của họ .
Trong cơn tai biến kinh hoàng đó, giữa lúc dòng nước lũ vẫn lạnh lùng cuốn trôi hết thảy những gì trên đường nó đi tới, mọi người lại bàng hoàng chứng kiến pho tượng Phật Địa Tạng vẫn sừng sững tại vị . Hình như dòng nước lũ muốn để lại pho Tượng Phật này cho người dân Nhật, như một sự an ủi, vỗ về họ vì dân tộc Nhật xứng đáng được Đức Phật ở bên cạnh họ như thế !
Đấy là tất cả những lý do khiến tôi liên tưởng đến những hình ảnh thật đẹp, thật bi hùng của người Nhật ngay cả khi họ gặp đau thương nhất . Tôi tự hỏi : có phải những “luật lệ ngầm” người dân Nhật lặng lẽ tuân theo hàng ngày đã nuôi dưỡng nhân cách họ, đã tạo cho họ một “bản lãnh dân tộc” cao độ như vậy không ?
Tôi nhớ đã đọc những bài nói về phương pháp dạy trẻ em mẫu giáo tại Nhật … Đạo đức, tư cách người công dân Nhật đã được rèn luyện từ tấm bé như thế, tôi không ngạc nhiên chút nào về lòng tự trọng của họ ngày hôm nay .
Tôi lại suy nghĩ về bộ sách Quốc Văn Giáo khoa thư, Luân Lý giáo khoa thư của VN Cộng Hòa trước đây, những bài học đạo đức trong các sách này cũng chính là những “luật lệ ngầm” của người VN thời đó vậy . Thử hỏi những người của thế hệ “Quốc Văn giáo khoa thư”, ” Luân lý giáo khoa thư”, có ai dám đứng xỉa răng ngoài đường phố không ? Có ai dám chạy lên bàn tổ chức giành giật áo mưa phát tặng không ? Có ai dám tham ăn tục uống trong tiệm hay không ? Có chủ quán ăn hay người phục vụ nào dám quát tháo, mắng mỏ khách hàng không ? .. Vân vân và vân vân ….
“Trông người lại nghĩ đến ta” . Tôi ước mong: phải chi người Việt Nam trong VNXHCN cũng có được những “luật lệ ngầm” và hàng ngày, tự ý mình lặng lẽ tuân theo như người dân Nhật !
Cali, Mùa Lễ Tạ Ơn đang tới, tháng 11-2013
Nhã Nhạc
………………………………………….