Thiền Trong Thơ Du Tử Lê (bài ba)
Nguyễn-Đức-Tùng
(VDTLĐSTNTMH)
Mặc dù đôi khi tôi cũng tự hỏi: có nên xếp một nhóm thơ vào loại gọi là thơ thiền hay không, nhưng chính các tuyển tập khác nhau về thơ thiền trên thế giới, được biên soạn với một nghệ thuật thâm sâu, cuối cùng đã chinh phục được tôi . Trong các trao đổi riêng với người viết, DTL đề nghị một cách gọi khác là thơ thiền tính, anh muốn nói là thơ có tính thiền . Thơ thiền không phải là phương tiện mô tả các ý tưởng hay các công án thiền. …….
Thơ thiền là thơ về thiên nhiên, hoa quả bốn mùa , xuân,hạ ,thu,đông .Tôi tìm thấy trong thơ Haiku Nhật Bản nhiều tính chất thiền hơn cả, có lẽ vì dòng thơ này gần với thiên nhiên, và các nhà thơ đặt sự vật vào các vị trí vốn có của chúng, trong một thái độ hết sức tôn trọng, cẩn tắc, dịu dàng, như thường thấy trong các nghi lễ . Vai trò của nghi lễ là rất lớn trong đời sống tinh thần . Đó là sự sắp xếp lại tâm…… hồn và dòng chảy của cá nhân, xin đừng nhầm với các lễ hội ồn ào của đám đông hay các buổi cúng tế, vốn không liên quan gì đến truyền thống thiền .
……..
Những năm gần đây, một số nhà thơ Mỹ, khởi đi từ Kerouac, có một dòng thơ thiền rất đẹp . Tôi nghĩ đến bài thơ của Jane Hirshfield, trong tập The Wisdom Anthology of North American Buddhist Poetry(NXB Wisdom, 2005) mà tôi tạm dịch :
Mùi Hương Của Tuyết Tùng
Ngay bây giờ ,
Hàng chục năm sau,
Tôi rửa mặt với dòng suối lạnh
Không phải hành lễ,
Không phải hồi tưởng ,
Không phải khoả nước lạnh buốt để tỉnh thức,
Nhưng là để thực hành
Một chọn lựa
Làm cho điều mình không muốn trở nên điều mình muốn .
Trong tập thơ này có sự góp mặt của một tác giả gốc Việt, là nhà thơ Hoa Nguyễn, càng làm cho tôi tin rằng người Việt Nam có thể đóng góp cho dòng thơ thiền tính như bất kỳ một dân tộc nào . Cùng với rất ít người khác, trước đó, DTL đã đi những bước đầu tiên cho truyền thống thơ thiền Việt hiện đại :
Mùa hè không nói với tôi một điều gì
Ngoài sự lặng lẽ uống cạn tôi/ hồ nước
Còn nhớ khi mới thoạt đọc hai câu thơ này, tôi đã tự mình sửa lại như sau :
Mùa hè không nói với tôi điều gì
Lặng lẽ uống cạn tôi hồ nước
Nhưng bây giờ sau một thời gian, nghĩ lại , tôi bỗng giật mình vì không còn chắc lắm là cách sửa như thế có làm cho thơ của anh đến gần hơn với sự lặng lẽ kia không .
Kinh nghiệm của giác ngộ là kinh nghiệm sống đúng trật tự thiên nhiên trong mối quan hệ hoà hợp với con người . Đặc tính của thơ thiền, vì vậy có thể được mô tả như sau :
-Gần với thiên nhiên .
-Mô tả thế giới như tự nó, không dùng thế giới như một phương tiện .
-Nhà thơ không dùng thơ để giảng dạy về đạo lý .
-Nhà thơ không dùng thơ để giảng dạy về thiền .
-Khi bài thơ mô tả một kinh nghiệm thiền , nếu người làm thơ chú tâm về nội dung của thông điệp, như thường gặp ở các tổ sư thiền tông, ta gọi đó là bài kệ .Chỉ khi nhà thơ mô tả trực tiếp kinh nghiệm thơ có tính thiền, đó mới là một bài thơ .
-Có thể bao gồm các tình cảm khác nhau, như tình mẫu tử, tình quê hương, tình yêu nam nữ, tình bạn, nhưng các đề tài (topics) này là các hoàn cảnh, không phải là các chủ đề (theme), vốn là người dẫn lối đến thực hữu .
-Không còn phân biệt được đâu là cái ta và đâu là cái không ta, cái tôi và cái không tôi . Sự tương thông của các hiện tượng chỉ xảy ra khi người viết tự làm cho tâm hồn mình trống rỗng, nhờ đó anh ta dễ dàng thu hút lấy các tương tác vũ trụ về tinh thần .
-Tôn trọng luật hấp dẫn (laws of attraction), lấy cái giống nhau để thu hút cái giống nhau. Lấy cảnh thanh bình của mặt hồ để hấp dẫn trạng thái thanh bình của tâm hồn, lấy sự đơn giản để hấp dẫn cái đẹp, nhờ đó mà kêu gọi sự thức tỉnh lẫn nhau, trong nhau, vì nhau, ở con người .
Tìm thấy trong ta một chỗ nằm
Kẻ nào quên lửng mấy trăm năm
Nửa đêm nghiêng, vỡ vầng trăng huyệt
Chợt thấy trong ta vốn giả hình
Khuyết điểm ngôn ngữ của nhiều nhà thơ Việt Nam là sự trần trụi, sự mộc mạc chân phương(navety). Thật ra thơ cần tài hoa bay bổng .DTL thì ngược lại, khuyết điểm của thơ anh là đôi khi quá tài hoa, quá bay bổng thành ra bay bướm . May mắn là anh biết dừng lại, và thường lặng lẽ học được cách nói giản dị, trực tiếp :
Tôi đọc được trên lá
bao kiếp đời đã qua
Ở đây có sự bình thản của sự thật , vững chắc .
Từ Phạm Thiên Thư đến Du Tử Lê, thơ thiền Việt Nam chưa được khai phá nhiều . Đó là một mảnh đất bao la, biết đâu sẽ là con đường đi tới của thơ Việt Nam đương đại . Trên con đường đó, DTL có những bước chân để lại dấu ấn khá sâu .Tôi hy vọng rằng nếu sức khoẻ cho phép, và anh còn nhiều năm tháng ở với chúng ta, DTL sẽ khai phá tiếp theo hướng này bằng cách riêng của anh, trong những đóng góp bất ngờ . Một sự kết hợp giữa thơ tình và thơ thiền không phải là không thể xảy ra ở người đã từng bắt được cảm nhận giao hoà này :
mỗi mùa
những cây phong tự chuốc lấy cho nó
biết bao thùng rượu mầu hổ phách
những cây magnolia cũng tự trang điểm lấy cho mình
bằng cách treo ngược
rất nhiều chiếc ly
ôi magnolia, magnolia . Đó có phải là cây hoàng lan cao vút đơn độc trên cánh đồng buổi chiều sắp tối một mùa hạ cũ của tuổi thơ tôi, đạp xe lang thang cùng bạn bè từ Nhan Biều, Xuân An qua đò Thạch Hãn ghé Hạnh Hoa thôn, rồi xuôi xuống An Tiêm, Bích Khê vào lúc trăng non mới vừa lên, đó chăng ?
Nguyễn-Đức-Tùng (VDTLĐSTNTMH-Tự Lực- Bookstore ,Cali .2007)
(còn tiếp 1 kỳ)-nn
(Hình trên :Tượng Phật nổi tiếng ở Ấn Độ )
- 1."Văn Tế Thập Loại Chúng Sinh" (Nguyễn Du)2."Cươp lộc"(NĐ/basam)-
- 1.Nhà van Dương Nghiêm Mậu(DTL)2.Dương Nghiễm Mậu và tự truyện ..(NTV)
- 1.Nhạc sĩ Lê Hựu Hà-t.t và hết(DTL)2.Tô Thùy Yên,..tiếng thơ lớn..(DTL)
- 1.Nhà văn Lê Xuyên-Bài 4 và hết(DTL) 2.Tuổi thanh xuân bị đánh cắp-3.'Hãy xiên miếng thịt heo..'
- 1.Nhà văn Lê Xuyên- Bài 1,2,3(DTL)*-2.'Tôi và bệnh ung thư' (VB)
- 1-Chúc Têt(NN)2.Xuân cảnh-Trần Nhân Tông(ĐPNN)3.Một chùm thơ xuân-4.Kịch thơ Hoàng Cầm và tôi..(DTL)
- 1.Lục Bát Du Tử Lê từ cội nguồn Ca dao(TT Miên)2.Thơ T.T.Miên-3.Thơ N.H.Phương&Kim Tuấn-4.Khi người về(DTL)5.Lục bát yêu thương-
- 1.Du Tử Lê:'Phác họa 20 năm Văn học'(VB)2.Phạm Duy,nhạc xây tình người(QG)3.Kết quả cuộc thi "Tác phẩm đầu tay"/2014
- 1.Tác phẩm 'Giỏ Hoa Thời Mới Lớn' của DTL-2.Triển lãm tranh Du Tử Lê tại Atlanta-3.Tác phẩm thứ 60 của Du Tử Lê-
- Cây Xương Rồng Nguyễn-Hữu-Đang